Tụ dịch màng nuôi có tăng nguy cơ sảy thai? Hiểu rõ để không lo lắng!

Related Articles

Tụ máu dưới màng nuôi (màng đệm) có thể gây biến chứng gì cho mẹ bầu? Thông thường, tình trạng tụ dịch màng nuôi xảy ra khi mới mang thai sẽ không nguy hiểm và thường không gây chảy máu. Trường hợp bạn bị chảy máu âm đạo nhẹ, lốm đốm trong vài tuần đầu của thai kỳ thì thường là máu báo thai.

Ngược lại, nếu các cục máu được phát hiện muộn hơn, chẳng hạn như trong tam cá nguyệt thứ 2 thì cần được lưu ý hơn. Một số nghiên cứu cho rằng tụ máu dưới màng đệm có liên quan đến những biến chứng trong thai kỳ như nhau bong non, túi ối bị vỡ sớm, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào bị tụ dịch màng nuôi cũng gặp những rủi ro này. Nói cách khác thì các biến chứng chỉ dễ xảy ra khi bạn có có tiền sử sảy thai, mang đa thai hoặc dị tật tử cung.

Chẩn đoán tụ dịch màng nuôi và phân biệt với các bệnh lý khác

tụ dịch màng nuôi

Khi mẹ bầu bị chảy máu âm đạo, tình trạng này có thể do tụ dịch màng nuôi hoặc không. Vì vậy, khi bạn đi khám thì mục tiêu ban đầu của bác sĩ thông qua siêu âm đó là xác định bạn có mang thai ngoài tử cung hay không. Song song đó là những chẩn đoán phân biệt tụ máu dưới màng đệm với các tình trạng, bệnh lý khác như sảy thai sớm, dọa sảy thai, nhau bong non, nhau tiền đạo, vỡ tử cung, xoắn buồng trứng, áp xe vòi trứng…

Đối với trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi thông qua siêu âm, những dự đoán tiếp theo thường phụ thuộc vào kích thước khối máu tụ, tuổi thai và tuổi của mẹ. Thông thường, tụ máu dưới màng đệm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chiếm thể tích túi thai từ 25% trở lên. Ngược lại, nếu khối máu tụ nhỏ hơn thì nguy cơ sảy thai cũng thấp hơn.

Tụ máu dưới màng nuôi được điều trị như thế nào?

Việc điều trị tụ máu dưới màng nuôi (màng đệm) thường dựa trên tuổi thai, mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu âm đạo, vị trí và kích thước của khối máu tụ. Thông thường, bác sĩ không can thiệp quá nhiều vào tình trạng tụ máu này mà chỉ theo dõi khi bạn đến khám thai định kỳ. Trong một vài trường hợp hiếm hơn, bác sĩ sẽ đề xuất bạn uống thuốc nội tiết hoặc thuốc làm tan cục máu đông.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất