Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Cách dùng, tác dụng phụ • Hello Bacsi

Related Articles

  • Dễ bầm tím
  • Chảy máu lâu hơn nếu có vết thương hở
  • Chảy máu cam
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Bụng khó chịu, buồn nôn
  • Tiêu chảy

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ (2, 4):

  • Máu trong nước tiểu
  • Phân sẫm màu hoặc có máu
  • Ho hoặc nôn ra máu
  • Chảy máu hoặc có vết bầm tím lớn bất thường
  • Ù tai
  • Đau ngực, đau đầu dữ dội
  • Khó thở đột ngột
  • Yếu, tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân
  • Khó nuốt, nói chậm, khó nói hoặc mất giọng
  • Phản ứng dị ứng như sưng mặt, miệng, cổ họng…
  • Phát ban hoặc ngứa
  • Sốt, ớn lạnh, đau họng
  • Nhịp tim nhanh
  • Vàng da hoặc mắt
  • Đau khớp
  • Lú lẫn hoặc ảo giác

Thận trọng/Cảnh báo

Khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, bạn nên lưu ý những gì?

Hầu hết các thuốc thuộc nhóm này đều ở dạng viên nén uống hàng ngày, nhưng một số loại sẽ được tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân ở bệnh viện (3). Đối với thuốc dạng uống, bạn phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định và không được bỏ liều.

Trước khi dùng thuốc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình cũng như các loại thuốc đang sử dụng để được chỉ định dùng thuốc phù hợp (2).

Thuốc có thể làm giảm khả năng đông máu, sử dụng thuốc trước khi tiến hành phẫu thuật dễ dẫn đến chảy máu quá mức. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc 5 – 7 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa (2).

Để hiểu hơn về những lưu ý khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong video dưới đây nhé.

Tương tác thuốc

Thuốc kháng tiểu cầu có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất