Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹo làm bánh tráng trộn cho mẹ

Related Articles

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “sau sinh được ăn bánh tráng trộn không?”.

Bánh tráng trộn – Món ngon khó cưỡng của giới trẻ

Trước khi thảo luận vấn đề phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, cùng tìm hiểu về món ăn vặt nổi tiếng này.

Món bánh tráng trộn có nguồn gốc từ Tây Ninh, với nguyên liệu ban đầu được tận dụng từ những mẩu vụn bánh tráng tại các lò bánh tráng, trộn chung với dầu chín, hành phi, muối ớt và bột tôm. Sau, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều thành phần hơn để hợp khẩu vị với nhiều người hơn. Nhờ đó, dần dần, bánh tráng trộn trở thành món ăn vặt phổ biến đối với giới trẻ ở nhiều nơi.

Ngày nay, bánh tráng trộn thường được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như bánh tráng mỏng cắt nhỏ, rau răm, xoài xanh, các loại khô (khô bò, khô mực, khô nai…), trứng cút, đậu phộng, hành phi, nước tắc, sốt ớt, nước sốt bao gồm nhiều loại gia vị theo tỷ lệ khác nhau tùy theo công thức riêng của mỗi người.

Nhờ vào đặc điểm dễ làm, dễ ăn và đậm vị, nên có cả những mẹ sau sinh rất yêu thích món ăn vặt này. Vậy, phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?

mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không

Để biết được phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, cần xem xét các thành phần của bánh tráng trộn:

  • Bánh tráng: Bánh tráng được làm từ bột gạo, nên nếu mua bánh có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ an toàn đối với mẹ sau sinh.
  • Trứng cút: Nếu mua được trứng sạch và luộc chín trứng thì mẹ sau sinh có thể ăn được. Trứng cút chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin A và vitamin E, khoáng chất… rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
  • Các loại khô: Thông thường, thành phần của bánh tráng trộn được bán ngoài đường có khô bò đen, khô mực… Tuy nhiên, những loại khô này đa phần đều không có nguồn gốc rõ ràng, không hợp vệ sinh.
  • Rau răm, đậu phộng, hành phi, ớt và gia vị: Đây là những nguyên liệu có tính nóng, nếu ăn cùng một lúc với số lượng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?” là nên hạn chế ăn, trường hợp quá thèm, bạn có thể tự chế biến tại nhà. Để hiểu rõ hơn, mẹ nên tham khảo những nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh không nên ăn bánh tráng trộn sau đây.

1. Bánh tráng trộn có tính nóng thì mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?

Như đã đề cập ở trên, rau răm, đậu phộng, hành phi, ớt và gia vị… có tính nóng khá cao. Khi kết hợp lại trong cùng một món bánh tráng trộn sẽ gây nóng trong người, làm gia tăng tình trạng táo bón sau sinh của mẹ.

Ngoài ra, chất lượng và mùi vị sữa mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mà mẹ ăn. Vì vậy, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, đặc tính nóng của món ăn vặt này có thể khiến sữa mẹ không còn thanh mát và gián tiếp gây ra tình trạng nóng trong ở trẻ sơ sinh.

2. Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không khi món ăn này có nhiều gia vị cay nồng?

Bởi vì trẻ có thể cảm nhận được sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ khi mẹ ăn những thực phẩm khác nhau. Do đó, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, trẻ sơ sinh bú mẹ có thể cảm nhận được vị cay và mùi nồng của món ăn vặt này. Những thức ăn có vị cay này được cho là có thể gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và phát ban ở trẻ đang bú mẹ. Hơn nữa, vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, nên thức ăn cay có thể làm đường ruột trẻ bị kích ứng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất