Nôn ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, biến chứng và cách chữa dứt điểm

Related Articles

  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm dạ dày
  • Tác dụng phụ của aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid
  • Viêm tụy

Nguyên nhân ói ra máu nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Xơ gan
  • Ung thư thực quản
  • Xói mòn niêm mạc dạ dày
  • Ung thư tuyến tụy

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nôn ra máu

Nôn ra máu

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng nôn ra máu?

Thổ huyết là bệnh gì? Có nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng này. Để biết ói ra máu là bệnh gì hay nôn ra máu là bệnh gì, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách đặt câu hỏi về các triệu chứng và chấn thương gần đây nếu có. Một trong những điều đầu tiên cần xác định rõ là có phải máu chảy từ đường tiêu hóa trên hay không, tránh nhầm lẫn với tình trạng ho ra máu hay nuốt phải máu chảy từ mũi, miệng.

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp CT
  • Nội soi dạ dày
  • Siêu âm
  • Chụp X-quang
  • MRI

Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi đường tiêu hóa trên để tìm dấu hiệu xuất huyết trong dạ dày. Người bị nôn ra máu sẽ được gây mê trong khi thực hiện. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá lượng máu đã mất cũng như kiểm tra toàn bộ công thức máu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết để chẩn đoán viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung khác nếu cần.

Những phương pháp điều trị tình trạng ói ra máu

Tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tình trạng cầm máu, người bị nôn ra máu có thể cần phải truyền máu qua đường tĩnh mạch tay hoặc truyền nước để bù nước cho cơ thể. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp ngừng nôn hoặc giảm axit dạ dày. Nếu bị loét dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Nếu bị thủng dạ dày, chấn thương, loét gây xuất huyết… bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có tính axit cao và đồ uống có cồn cũng làm tăng khả năng nôn ra máu. Nếu thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm hoặc đồ uống này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tránh, hạn chế hoặc thiết lập một chế độ ăn uống đặc biệt cho người bệnh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất