Ngải cứu có tác dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng • Hello Bacsi

Related Articles

Tên tiếng anh: Wormwood, mugwort

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Họ: Hoa cúc (Asteraceae)

Tìm hiểu chung

Tổng quan về cây ngải cứu

Ngải cứu là một cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 0,4–1m. Thân cành mọc xum xê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, chẻ lông chim. Mặt trên lá màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc có ít lông trong khi mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép, màu vàng lục nhạt. Quả bè, thuôn nhỏ, không có túm lông. Toàn cây có mùi thơm hơi hắc. Mùa hoa quả vào tháng 10–12.

Ở Việt Nam, ngải cứu đã được trồng nhiều trong đời sống từ Nam đến Bắc. Cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thường được trồng trong các vườn gia đình hay vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Mùa sinh trưởng mạnh là khoảng xuân – hè, về mùa đông phần thân và cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần.

Bộ phận dùng

ngải cứu có tác dụng gì

Người ta thường thu hái phần trên mặt đất khi cây có hoa, có thể dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Đôi khi, lá ngải còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau, như:

1. Ngải diệp sao: Dùng lửa nhỏ, sao lá ngải cho khô, hơi vàng.

2. Ngải diệp sao cháy: Lấy lá ngải cho vào nồi, sao cho đến khi có màu đen, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.

3. Ngải diệp chích mật: Lá ngải 10kg, mật ong 2kg. Đem mật ong pha loãng, đun sôi rồi cho lá ngải vào đảo đều đến khi khô vàng, sờ không dính tay là được.

4. Ngải diệp chích giấm: Lá ngải 10kg, giấm 1,2kg. Trộn đều lá ngải với giảm để 30 phút. Sao đến khô khi dược liệu có màu đen.

5. Ngải diệp chích rượu: Lá ngải 10kg, rượu 1,5–2kg. Trộn đều rồi sao cho đến khô đen hoặc sao lá ngải cho đen rồi phun rượu vào, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất