MyPara là thuốc gì? Công dụng và liều dùng • Hello Bacsi

Related Articles

Tên hoạt chất: Paracetamol

Phân nhóm: Thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốt

Tác dụng

Tác dụng của thuốc MyPara là gì?

MyPara được dùng để giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau tai, đau răng, đau do cảm cúm.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

MyPara có những dạng và hàm lượng nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc này, chẳng hạn như MyPara 500mg, MyPara Er, MyPara Extra.

Thuốc còn có dạng viên sủi MyPara với hàm lượng paracetamol 500mg.

Liều dùng thuốc MyPara cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: bạn dùng 500 mg (1 viên MyPara 500) mỗi 4–6 giờ khi cần thiết nhưng không quá 4g/ngày.

Liều dùng thuốc MyPara cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ từ 6–12 tuổi: bạn cho trẻ dùng 250–500mg mỗi 4–6 giờ khi cần thiết nhưng không quá 4g/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc MyPara như thế nào?

Cách dùng thuốc MyPara 500

Không tự ý dùng thuốc để giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và 5 ngày ở trẻ em. Bạn cũng không nên tự ý dùng thuốc trong trường hợp sốt quá cao (trên 39,5ºC), sốt trên 3 ngày hoặc sốt tái phát.

Bạn có thể uống thuốc MyPara viên nén với một cốc nước. Đối với thuốc MyPara 500 viên sủi, không uống thuốc trực tiếp mà phải hòa tan hoàn toàn với nước.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Các triệu chứng quá liều bao gồm: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng, tím xanh ở da, niêm mạc và móng tay. Khi ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, gây kích động và mê sản. Tiếp theo là ức chế, gây sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất