Mách mẹ sau sinh 6 bài tập chữa sa tử cung (sa sinh dục) tại nhà • Hello Bacsi

Related Articles

Sa sinh dục được chia làm các loại là: sa bàng quang, sa tử cung, sa âm đạo, sa trực tràng, sa niệu đạo. Tuổi càng cao, phụ nữ càng có nguy cơ cao bị sa sinh dục.

Nguyên nhân gây sa tử cung



Việc sinh con là nguyên nhân chính yếu gây nên sa sinh dục. Trên đường xuống âm đạo khi sinh thường, em bé có thể kéo căng và xé rách các mô nâng đỡ cũng như cơ sàn chậu. Do đó, khi người phụ nữ càng sinh nhiều con qua ngả âm đạo thì càng có nguy cơ cao bị sa sinh dục.

Ngoài ra, một số lý do khác cũng có thể gây nên áp lực cho cơ quan vùng chậu và cơ sàn chậu, dẫn đến sa sinh dục:

  • Ho mãn tính (Khi bạn hút thuốc thường xuyên hoặc người bị hen suyễn mãn tính)
  • Nâng đỡ vật nặng (mang vác hàng hóa, bế con…)
  • Táo bón (táo bón trong thời gian dài sẽ gây hại đến cơ sàn chậu)

Làm sao để phòng tránh sa sinh dục?

Tập squat phòng sa sinh dục

Sa sinh dục xảy ra do cơ sàn chậu và các mô nâng đỡ bị yếu, không còn đủ khỏe để nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan vùng chậu. Do đó, chúng ta cần luyện tập để giữ cho cơ sàn chậu của mình khỏe mạnh bất kể tuổi tác.

Cũng giống bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể, cơ sàn chậu có thể mạnh hơn thông qua những bài tập phù hợp. Các bài tập đối kháng (resistance training) là cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cơ bắp của bạn. Cơ mông, cơ đùi trong, cơ khoeo, cơ bụng và cơ lưng dưới đều có thể giúp đỡ trong việc duy trì sức mạnh và sự dẻo dai của cơ sàn chậu. Các bài tập như squat, lunge hay nâng tạ đều hỗ trợ đối với các cơ này.

Cách chữa chứng sa tử cung sau sinh

Nhiều chị em phụ nữ khi nhận chẩn doán bị sa tử cung thì thường thắc mắc muốn biết cách trị sa tử cung tại nhà là gì và rỉ tai nhau kinh nghiệm chữa sa tử cung? Nếu chẳng may bạn bị sa tử cung thì cũng đừng lo lắng quá. Đối với những trường hợp phát hiện sớm hoặc bệnh không quá nặng thì hoàn toàn có thể chữa trị theo những cách đơn giản mà không cần đến phẫu thuật, bao gồm:

  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh, dẻo dai cho cơ sàn chậu. Vì bạn đã có vấn đề với khu vực này, tốt nhất bạn nên tham vấn các chuyên gia vật lý trị liệu để có các bài tập phù hợp với thể trạng của mình, tránh làm nặng hơn các triệu chứng bệnh.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để thay đổi cách sống, chế độ ăn, lượng nước tiêu thụ và cả giảm cân để làm giảm các tiệu chứng bệnh.
  • Tìm hiểu các thói quen đi tiểu tiện và đại tiện tốt để không bị khó khăn và căng thẳng khi đi vệ sinh.
  • Đặt vòng nâng cổ tử cung. Bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn và sử dụng loại vòng phù hợp với âm đạo của mình nhằm cung cấp sự hỗ trợ bên trong cho các cơ quan vùng chậu.

Đối với những người bị sa tử cung nặng thì cần phải tiến hành phẫu thuật để sửa chữa các mô và dây chằng bị rách hoặc kéo giãn. Hiện có nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh trạng và tình hình sức khỏe của bản thân.

Mách bạn 6 bài tập chữa sa tử cung hiệu quả

Sa tử cung hoàn toàn có thể được cải thiện bằng các bài tập nhẹ nhàng. Sau đây, Hello Bacsi mách bạn các bài tập yoga đơn giản, phù hợp, như một cách trị sa tử cung tại nhà hiệu quả.

1. Bài tập chữa sa tử cung với tư thế nửa cây cầu

Bài tập chữa sa tử cung: Tư thế nửa cây cầu

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất