[Hỏi đáp cùng bác sĩ] – Chỉ số HbA1c ở người bệnh đái tháo đường

Related Articles

Vì HbA1c được xem là chỉ số đường huyết “trung bình” trong một khoảng thời gian nên người bệnh không cần phải nhịn đói khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, vì HbA1c có liên quan đến đời sống của hồng cầu nên trong một số trường hợp có thể dẫn đến kết quả bị sai lệch. Ví dụ như người có bệnh lý huyết sắc tố, phụ nữ có thai, bệnh nhân lọc máu, bệnh nhân mới mất máu hay phải truyền máu, người sử dụng thuốc tạo hồng cầu (erythropoietin).

5. Vì sao người bị đái tháo đường nên thường xuyên tiến hành kiểm tra HbA1c bên cạnh việc đo lượng đường huyết trong máu? Bao lâu thì nên kiểm tra một lần? Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là giữ cho chỉ số này ở mức bao nhiêu?

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Xét nghiệm đường huyết chỉ phản ánh nồng độ glucose trong máu ở thời điểm làm xét nghiệm, vì thế, nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống, tập luyện trước đó. Trong khi, HbA1c lại có khả năng phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong một khoảng thời gian dài.

Vì vậy, người bị đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra HbA1c định kỳ mỗi 3 – 4 tháng/lần.

Đối với đa số người bệnh đái tháo đường, mục tiêu HbA1c nên giữ < 7%. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, mới được chẩn đoán bệnh, chưa có biến chứng, nguy cơ hạ đường huyết thấp thì bác sĩ có thể giảm HbA1c < 6,5%.

Ngược lại, ở những người bệnh lớn tuổi, thời gian mắc bệnh kéo dài, có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh lý và đã xuất hiện biến chứng mạn tính của đái tháo đường, bác sĩ có thể nới lỏng mục tiêu trong khoảng từ 7,5 – 8,5%.

Đối với phụ nữ có thai, do xét nghiệm HbA1c có thể không chính xác nên bác sĩ thường căn cứ vào chỉ số đường huyết để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị.

xét nghiệm chỉ số HbA1c

6. Tại sao có những trường hợp chỉ số HbA1c của bệnh nhân vẫn cao, trong khi chỉ số đường huyết trong máu khi đo hằng ngày lại bình thường hoặc thấp? Nếu vậy, giữa HbA1c và chỉ số đường huyết thì chỉ số nào cho thấy cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả kiểm soát và điều trị đái tháo đường?

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: HbA1c phản ánh mức đường huyết “trung bình” trong một khoảng thời gian nên phụ thuộc vào cả đường huyết trước ăn và đường huyết sau khi ăn. Vì vậy, trong trường hợp, chỉ số đường huyết khi đói bình thường hoặc thấp, mà HbA1c vẫn cao thì chứng tỏ đường huyết sau ăn chưa được kiểm soát tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ cần kết hợp cả chỉ số đường huyết khi đói và HbA1c để đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường của từng người bệnh. Mẫu xét nghiệm đường huyết cho biết đường huyết ở ngay thời điểm xét nghiệm, trong khi, chỉ số HbA1c sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về đường huyết sau một khoảng thời gian.

7. Việc người bị đái tháo đường không kiểm tra định lượng HbA1c thường xuyên có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Việc không kiểm tra HbA1c định kỳ sẽ khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng đường huyết có được kiểm soát tốt hay không nhằm đưa ra quyết định thay đổi phương pháp điều trị kịp thời. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, HbA1c cao sẽ tiên đoán cho sự xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận và giảm thị lực.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất