Hỏi đáp Bác sĩ: Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không? • Hello Bacsi

Related Articles

Quỳnh Anh – Hà Nội

Bác sĩ trả lời:

Với câu hỏi “Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có làm giảm hiệu quả của vắc xin không” của độc giả Quỳnh Anh, Bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác với Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ – Đồng Nai trả lời như sau:

Vắc xin phòng HPV hoạt động trên cơ chế kích hoạt miễn dịch tế bào sản xuất kháng thể chuyên biệt loại (type) với protein capsid L1 của HPV (tổng hợp bằng công nghệ VLP). Lượng vắc xin tiêm vào cơ thể được các tế bào B nhận diện. Đồng thời, với sự hỗ trợ của các tế bào T sẽ kích hoạt các tương bào sản xuất IgG (kháng thể) chuyên biệt cho kháng nguyên được đưa vào. Từ đó tạo miễn dịch và nếu trong tương lai cơ thể có sự xâm nhập của một type HPV, cơ thể sẽ có khả năng phòng vệ.

Hiện nay có 3 loại vắc xin ngừa HPV:

Vắc xin đa giá (9 loại) chống lại các loại HPV 6 và 11 (gây bệnh mụn cóc sinh dục). Các loại 16 và 18 (gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung), và loại 31, 33, 45, 52, và 58.

Vắc xin tứ giá (HPV4) chống lại các loại 6, 11, 16 và 18.

Vắc xin nhị giá (HPV2) bảo vệ chống lại các loại 16 và 18.

Miễn dịch đạt được sau khi chích HPV là dài hạn nhưng không có tác dụng chéo. Có nghĩa nếu bạn chỉ tiêm loại nhị giá HPV 2, thì vẫn có thể mắc các loại 6,11, 31, 33….

Trường hợp của bạn Quỳnh Anh hoàn toàn có thể tiếp tục chích ngừa HPV nếu đã hồi phục hoàn toàn và không có các bệnh cấp tính khác tại thời điểm tiêm. Vì vắc xin HPV không gây phản ứng chéo với COVID 19.

chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất