Giải đáp các thắc mắc về tầm soát ung thư vòm họng • Hello Bacsi

Related Articles

Và nhiều thắc mắc khác sẽ được Hello Bacsi gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tất tần tật về tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát ung thư vòm họng là gì?

Đây là quá trình thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư ngay cả khi cơ thể chưa có bất kỳ triệu chứng lâm sàng rõ rệt nào. Đây là một cách giúp bạn phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

Khi ung thư được phát hiện từ sớm, việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả cao hơn. Bởi tại thời điểm mà các triệu chứng xuất hiện, thường bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, xâm lấn sâu vào mô và các cơ quan lân cận, thậm chí đã di căn.

Khi nào nên thực hiện tầm soát?

Dấu hiệu ung thư vòm họng rất mơ hồ, thường gặp là chảy mũi mủ hoặc máu, ù tai, đau họng, đau đầu. Trong đó, nghẹt mũi là phổ biến nhất. Ngoài ra, khi xuất hiện nhức đầu cũng là lúc triệu chứng nặng và rầm rộ. Lúc này, ung thư vòm họng có thể đã xâm lấn lên sàn sọ, thậm chí là não.

Do đó, những ai xuất hiện các triệu chứng kể trên thì rất cần cảnh giác cũng như nhanh chóng đi tầm soát ung thư vòm họng để được chẩn đoán chính xác.

Đối tượng nào nên tầm soát ung thư

Ở nước ta, ung thư vòm họng khá phổ biến. Vì vậy, ngoài những người có các triệu chứng đề cập ở trên, một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cũng nên thực hiện tầm soát, gồm:

  • Người cao tuổi
  • Người trẻ tuổi thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn mặn lâu ngày hoặc làm việc tại nơi có nhiều hoá chất
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng

Bao lâu nên tầm soát một lần?

Thông thường, việc tầm soát ung thư nên được thực hiện ít nhất một lần mỗi 1 – 2 năm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần được tầm soát thường xuyên hơn.

Tầm soát ung thư vòm họng để phát hiện bệnh sớm

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất