Đứt gân tay, chân có nguy hiểm không? Làm sao điều trị hiệu quả?

Related Articles

Gân là dải mô liên kết sợi đóng vai trò “cầu nối” giữa cơ và xương, có khả năng chịu đựng lực căng với cường độ lớn. Theo nghiên cứu, gân có thể chịu đựng tác động của lực có cường độ gấp năm lần trọng lượng cơ thể. Mặc dù có khả năng chịu đựng cao, nhưng trong vài trường hợp ít gặp, gân vẫn có nguy cơ rách hoặc thậm chí là đứt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tìm hiểu chung

Đứt gân là gì?

Phần lớn trường hợp, tình trạng tổn thương dẫn đến đứt chủ yếu xảy ra ở bốn loại mô liên kết sau, bao gồm:

  • Gân cơ tứ đầu: nằm ở đùi, phía trên xương bánh chè.
  • Gân Achilles: ở vị trí ngay trên gót chân.
  • Gân cơ chóp xoay (rotator cuff): nằm ở vai.
  • Gân cơ nhị đầu: ở bắp tay.

Bị đứt gân tay, chân có nguy hiểm không?

Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng đứt gân, dù ở tay hay chân. Nguyên nhân là do bên cạnh những cơn đau đớn khó tả, người bệnh còn có nguy cơ cao bị tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng đứt gân

Một người bị đứt gân thường có những biểu hiện như:

  • Đau dữ dội.
  • Khu vực có gân bị đứt trở nên bầm tím nhanh chóng và suy yếu rõ rệt.
  • Tay, chân bị đứt gân mất khả năng vận động.
  • Khu vực xung quanh cũng chịu ảnh hưởng di chuyển được.
  • Chân bị đứt gân sẽ mất khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể.
  • Vùng chấn thương biến dạng rõ ràng.

Ngoài ra, mỗi khu vực cụ thể bị tổn thương gân còn có những dấu hiệu đặc trưng gồm:

  • Gân Achilles: các thao tác co duỗi ngón chân vẫn có thể thực hiện, nhưng người bệnh sẽ không thể nhón chân được nữa khi gân Achilles đứt.
  • Gân cơ chóp xoay: không thể giơ tay sang ngang.
  • Gân cơ nhị đầu: mất khả năng gập khuỷu tay, đồng thời động tác giơ cánh tay sang ngang với lòng bàn tay ngửa cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Ngoài ra, khu vực gần khuỷu tay có gân bị đứt sưng lên rõ ràng.

Dấu hiệu đứt gân cơ nhị đầu

Nguyên nhân

Nguyên nhân đứt gân tay, chân là gì?

Nhìn chung, đứt gân tương đối phổ biến ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Ở những người trẻ trưởng thành, rách cơ dễ phát sinh hơn so với rách hoặc thậm chí là đứt gân. Tuy vậy, những người mắc bệnh gout hoặc cường cận giáp vẫn có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.

Thông thường, nguyên nhân gây đứt gân có thể bắt nguồn từ:

  • Chấn thương vật lý: thường do tai nạn hoặc té ngã.
  • Lão hóa: lưu lượng máu nuôi dưỡng tế bào sẽ ngày một giảm theo thời gian, khiến gân bị suy yếu và dễ đứt.
  • Tải trọng lệch tâm: cơ bắp co thắt, căng cứng khi đang bị kéo theo hướng ngược lại, gây gia tăng áp lực lên gân liên quan.
  • Trực tiếp tiêm steroid vào gân: hướng điều trị này đôi khi áp dụng cho tình trạng viêm gân nghiêm trọng.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: một số loại kháng sinh, ví dụ như fluoroquinolones, có khả năng làm tăng nguy cơ chấn thương ở gân, đặc biệt là gân Achilles.

Bên cạnh đó, mỗi loại đứt gân còn có khả năng phát sinh bởi:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất