Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi – Mách bạn cách xây dựng chế độ ăn cho bé

Related Articles

Thịt, cá, trứng, hải sản, các loại đậu… là nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể. Đối với trẻ 3 tuổi, bạn có thể cung cấp cho con mỗi ngày:

  • Từ 30 đến 50 gram thịt nạc, thịt gà, cá…
  • 1 quả trứng
  • 4 thìa cà phê các loại đậu khô mà trẻ thích.

4. Bổ sung nguồn cung cấp chất béo cho trẻ

Đối với trẻ 3 tuổi, bên cạnh những nguồn cung cấp chất béo như thịt, cá, sữa, phô mai… hàm lượng chất béo còn có thể được bổ sung mỗi ngày từ những nguồn khác như:

  • 1 thìa cà phê dầu ăn, bơ hoặc nước sốt salad
  • 1 thìa bơ hạt
  • 2 thìa bơ (trái cây).

Tìm hiểu thêm Chi tiết cách làm bơ cho bé ăn dặm lạ miệng, giàu dinh dưỡng

5. Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi: Cách bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa cho trẻ

Sữa và các sản phẩm từ sữa giàu canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết nên đây là nguồn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi không thể thiếu. Trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, trẻ nên được bổ sung từ 400 đến 500 ml sữa mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển.

Trong đó, sữa nguyên kem thường được khuyến nghị cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ lớn hơn có thể lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo và giàu canxi, thêm vào đó là bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát…

5 lời khuyên giúp bữa ăn của trẻ 3 tuổi không trở thành một “cuộc chiến”

Trẻ 3 tuổi thường có xu hướng nổi loạn, đặc biệt là trong giờ ăn, bé có thể từ chối thức ăn để gây “thách thức” với ba mẹ. Do đó, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi, nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến vấn đề làm sao để mỗi bữa ăn của con không trở thành một “cuộc chiến”. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo để cải thiện “tình hình” và giúp trẻ ăn uống lành mạnh:

dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi

1. Chấp nhận sở thích ăn uống hoặc sự thay đổi khẩu vị thất thường của trẻ

Trẻ 3 tuổi thường bắt đầu có những sở thích cụ thể về việc ăn uống. Hơn nữa, trẻ có thể thay đổi sở thích, khẩu vị qua từng bữa hay từng ngày. Đây thường là hành vi đặc trưng của trẻ lên 3 nên bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Điều quan trọng là bạn cần khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, hãy để bé tự chọn món nào và ăn bao nhiêu nhé!

2. Khuyến khích thay vì ép buộc trẻ thử món ăn mới

Nếu muốn giới thiệu món ăn mới cho trẻ, bạn nên cho con ăn với một lượng ít kết hợp với các món trẻ đã thích trước đó để bé quen từ từ. Hãy khuyến khích thay vì ép buộc trẻ thử món mới. Thêm vào đó, bạn không nên nóng vội mà cần chấp nhận việc trẻ không ăn hết phần thức ăn này trong lần đầu tiên.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất