Điểm mặt các loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

Related Articles

Xét về mặt lý thuyết, dạng thuốc này có tác dụng tạo ra sự cân bằng nội tiết tố, giúp cơ thể sản sinh testosterone một cách tự nhiên. Bằng cách này, thuốc có thể cải thiện hiệu quả chất lượng tinh binh và cơ hội thụ thai nhờ đó cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, với sự nhiễu loạn thông tin, cũng như sự đa dạng về chủng loại thuốc hiện nay thì việc chọn ra dạng dùng phù hợp và an toàn với sức khỏe không phải chuyện đơn giản. Hiểu được điều đó, Hello Bacsi chia sẻ đến bạn những thông tin về cách dùng thuốc để điều trị tinh trùng yếu, kèm theo những lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây.

Danh mục những loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho nam giới

Trên thực tế, đa số các loại thuốc làm mạnh tinh trùng cũng tương tự với loại được kê đơn cho nữ giới trong việc hỗ trợ kiểm soát khả năng sinh sản. Bởi lẽ, thành phần của chúng đều có cùng một loại hormone đóng vai trò hỗ trợ việc kiểm soát khả năng sinh sản của cả hai phái. Một vài loại phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:

1. Clomiphene

Clomiphene citrate là thuốc điều trị vô sinh thường được chỉ định trong trong hợp nam giới vô sinh do ít tinh trùng. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích tuyến yên bài tiết hai loại nội tiết tố là Luteinizing hormone (LH) và Follicle stimulating hormone (FSH).

Trong đó, LH tác động lên tinh hoàn để sản xuất testosterone, còn FSH đảm nhiệm vai trò biến đổi tinh trùng con (spermatids) thành tinh trùng trưởng thành (sperms).

Cho đến hiện tại, các nghiên cứu về clomiphene vẫn còn rất ít và kết quả thu về cũng không mấy rõ ràng. Theo đó, nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc này có hiệu quả cải thiện khả năng thụ thai, trong khi số khác lại bác bỏ điều này.

2. Gonadotropin – Thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

Tương tự với clomiphene, gonadotropin cũng bao gồm LH và FSH có vai trò kích thích và duy trì hoạt động chức năng của tuyến sinh dục. Thuốc được sử dụng để cải thiện chất lượng tinh trùng, ngoài ra còn được chỉ định trong trường hợp suy sinh dục do suy thùy trước tuyến yên, người gặp vấn đề không có tinh trùng…

Trên lâm sàng hiện nay có ba dạng dùng phổ biến. Đầu tiên là loại có hoạt tính tương tự như LH (thường gọi là hCG, được chiết xuất từ nhau thai người). Kế đến là dạng phối hợp có hoạt tính của cả LH lẫn FSH (thường gọi là hMG). Thời gian gần đây, người ta còn sử dụng FSH dạng tinh khiết hoặc tái tổ hợp để trị vô sinh.

3. Letrozole

Letrozole là thuốc dùng trong điều trị ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài tác dụng trên, nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh letrozole còn có khả năng làm tăng nồng độ testosterone và tăng số lượng tinh binh ở nam giới, đặc biệt là những đối tượng béo phì. Liệu trình điều trị với letrozole thường là uống mỗi lần một viên/tuần.

4. Bromocriptine

Một trong những nguyên nhân gây giảm nồng độ testosterone là do tăng prolactin máu. Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng bromocriptine vì thuốc ức chế sự phóng thích hormone prolactin trong cơ thể.

Liều lượng sử dụng sẽ thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Thông thường nhất sẽ là 1 – 2 lần/ngày.

5. Imipramine – Thuốc tăng chất lượng tinh trùng, cải thiện tình trạng hiếm muộn

Xuất tinh ngược là hiện tượng tinh dịch quay trở lại bàng quang và chỉ có thể thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Tình trạng này khá hiếm gặp, nhưng đây vẫn là vấn đề gây hiếm muộn ở nam giới. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng thuốc imipramine.

6. Thuốc Đông y

Bên cạnh tây y, bạn cũng có thể tham khảo cách điều trị của Đông y. Y học cổ truyền quan niệm điều trị toàn diện: dùng thuốc, châm cứu xoa bóp dưỡng sinh, luyện tập khí công, sinh tâm lý liệu pháp, điều chỉnh chế độ ăn uống tập luyện, làm việc, sinh hoạt phù hợp để hạn chế tác nhân gây bệnh. Việc dùng thuốc vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng và thường được kê theo thể bệnh biện chứng (ví dụ, thể khí huyết hư suy có bài “bát trân sinh tinh thang gia giảm”). Một trong những thành phần của các bài thuốc điều trị suy giảm tinh trùng là cây tỏa dương, hình dạng như cây nấm, vị ngọt, tính ôn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất