Địa liền • Hello Bacsi

Related Articles

Tên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khương

Tên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tổng quan về dược liệu địa liền

Tìm hiểu chung về địa liền

Địa liền là cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng, mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang.

Lá hình trứng gần tròn, xòe rộng sát mặt đất, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới hơi có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặt có nhiều chấm hình vòng.

Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá, có khoảng 6–12 hoa xếp thành bánh xe, màu trắng có đốm tím ở giữa.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nóng.

Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–7.

Địa liền là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn. Hàng năm, cây mọc lá non vào tháng 4–5, sinh trưởng nhanh trong mùa hè và sau đó ra hoa. Hoa nở mỗi ngày vào lúc sáng sớm rồi tàn lúc 10 giờ. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông.

Địa liền có khả năng đẻ nhánh khỏe. Từ một củ con (mẩu thân rễ) sau một năm đã tạo thành khóm lớn.

Bộ phận dùng của địa liền

Người ta thường sử dụng thân rễ để làm thuốc, thu hái vào mùa đông xuân. Sau khi đem về, rửa sạch, phơi khô. Lưu ý, không được sấy bằng than.

Thành phần hóa học trong địa liền

Thân rễ địa liền khô chứa khoảng 2,4–3,9% tinh dầu. Thành phần chủ yếu là axit p-methoxycinamic, ethyl cinamat và p-methoxy ethylcinamat.

Ngoài ra, thân rễ còn có các hợp chất n-pentadecan, A3-caren, camphen, O-methoxy ethylcinamat, borneol, aldehyd cinamic, cineol, kaempferol, kaempferid…

Tác dụng, công dụng của địa liền

Dược liệu địa liền có những công dụng gì?

Tiến hành nghiên cứu về tác dụng dược lý của địa liền cho thấy các tác dụng như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất