Chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành • Hello Bacsi

Related Articles

  • Người bệnh đang trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, rối loạn huyết động
  • Có tiền sử sốc phản vệ với thuốc cản quang
  • Người bị suy thận nặng

Các biến chứng và tác dụng phụ từ chụp mạch vành

Chụp mạch vành có nguy hiểm không cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, hầu hết các thủ thuật thực hiện trên tim và mạch máu đều ẩn chứa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm gặp và quy trình chụp mạch vành khá an toàn nếu được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Nhìn chung, nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng là khoảng 1/1.000 – 1/500. Một số rủi ro có khả năng xảy ra là:

  • Hạ huyết áp
  • Chèn ép tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tổn thương trong lòng động mạch đưa ống thông vào
  • Đột quỵ
  • Đau tim
  • Dị ứng với thuốc cản quang hoặc thuốc khác được sử dụng trong quá trình thực hiện
  • Tổn thương thận do thuốc cản quang
  • Chảy máu, đau tại vị trí đặt ống thông mở đường vào động mạch
  • Nhiễm trùng
  • Hình thành cục máu đông.

Quy trình

Chuẩn bị trước khi chụp mạch vành

Quy trình chụp mạch vành

Trước khi tiến hành thủ thuật này, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn, bao gồm tiền sử dị ứng và các thuốc đã/ đang dùng. Một số kiểm tra cơ bản như khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim cũng được thực hiện.

Bạn không nên ăn hoặc uống trước khi thủ thuật diễn ra 8 tiếng và cần đi tiểu trước khi tiến hành. Một số trường hợp, bác sĩ có thể cho bạn ở lại bệnh viện theo dõi một đêm trước khi thực hiện.

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho bạn những việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện chụp mạch vành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy trình thực hiện, bạn hãy hỏi lại để hiểu rõ hơn.

Quá trình chụp mạch vành diễn ra như thế nào?

Bạn sẽ nằm ngửa trên một chiếc giường có máy chụp X-quang hướng vào khu vực đầu ngực. Trong quá trình thực hiện, giường có thể điều chỉnh nghiêng theo nhiều hướng nên nhân viên y tế sẽ thắt dây an toàn qua ngực và chân bạn. Máy X-quang sẽ di chuyển qua lại để chụp từ nhiều góc độ và hiển thị lên màn hình.

Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch trên cánh tay để có thể đưa thuốc và các chất khác vào cơ thể, chẳng hạn như an thần giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể lay tỉnh bạn để thực hiện một số yêu cầu nhất định.

Máy đo nhịp tim, đo huyết áp, đo lượng oxy trong máu cũng được gắn vào cơ thể bạn để theo dõi các chỉ số cần thiết.

Tiếp theo, bạn cần cạo sạch lông và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí luồn ống thông (catheter), bao gồm cổ tay hay đùi. Sau đó, bác sĩ sẽ khử trùng vị trí đó và gây tê tại chỗ bằng cách tiêm thuốc tê.

Một vết rạch nhỏ được thực hiện tại vị trí mở đường mạch máu và một ống nhựa ngắn (sheath) được đưa vào động mạch. Tiếp đó, ống thông (catheter) được luồn qua và đi vào mạch máu rồi từ từ đi đến động mạch vành.

Quá trình luồn ống thông vào trong mạch máu không gây đau và bạn cũng không cảm nhận được ống đang di chuyển trong cơ thể mình. Thuốc cản quang sau đó được tiêm vào mạch vành qua ống thông. Khi đó, bạn có thể có cảm giác nóng bừng hoặc hơi sốt. Nếu cảm thấy bất kỳ cảm giác khó chịu, đau đớn nào khác, hãy thông báo cho nhân viên y tế.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất