Chứng sợ ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Trải qua sang chấn hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) đều có nguy cơ góp phần gây ra những cơn ác mộng, từ đó đem đến cảm giác sợ hãi khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể có cảm giác sợ ngủ do những việc có nguy cơ xảy ra trong lúc ngủ như: trộm cắp, hỏa hoạn, hoặc gặp phải các thảm họa khác.

nguyên nhân sợ ngủ

Chứng sợ ngủ cũng có mối liên quan đến nỗi sợ chết, cụ thể là bạn cảm thấy lo lắng về việc sắp chết trong giấc ngủ có thể dẫn đến cảm giác sợ hãi. Một số các trường hợp sợ ngủ khác mà người bệnh lại không có nguyên nhân rõ ràng. Chứng sợ ngủ này có thể phát triển trong khoảng thời gian thơ ấu, vì vậy có thể bạn không nhớ chính xác nỗi sợ hãi của mình bắt đầu từ đâu và từ lúc nào.

>>> Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng mộng du: Không đáng sợ như bạn nghĩ!

Yếu tố nguy cơ

Nếu thành viên trong gia đình bạn có tiền sử bị mắc chứng sợ ngủ thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ hoặc mắc bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu gặp bệnh nan y, bạn sẽ cảm thấy lo lắng về việc có thể “ra đi” trong giấc ngủ, và cuối cùng phát triển thành căn bệnh sợ ngủ.

Chẩn đoán

Nếu tin rằng mình đang phải trải qua chứng sợ ngủ thì cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị.

Thông thường, chứng sợ ngủ được chẩn đoán nếu bạn không thể kiểm soát được nỗi sợ hãi và lo lắng, từ đó khiến bạn luôn cảm thấy đau khổ, căng thẳng và suy giảm các chức năng trong cuộc sống hằng ngày bao gồm công việc, học tập và các chức năng xã hội khác. Sau đây là 1 số dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải chứng sợ ngủ và cần gặp bác sĩ:

chẩn đoán bệnh sợ ngủ

  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần
  • Gây ra tình trạng lo lắng dai dẳng, căng thẳng và đau khổ liên quan đến giấc ngủ
  • Phát sinh các vấn đề tại nơi làm việc, trường học hoặc trong cuộc sống cá nhân của bạn
  • Không thuyên giảm trong vòng 6 tháng qua
  • Thường xuyên khiến bạn tránh né hoặc trì hoãn việc đi ngủ nhiều nhất có thể

Cách điều trị bệnh

Không phải tất cả các trường hợp sợ ngủ đều cần phải được điều trị. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần. Đó là lý do tại sao khi bạn nghi ngờ mình đang mắc phải các triệu chứng sợ ngủ như trên, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Dựa vào từng nguyên nhân gây ra ám ảnh sợ ngủ, việc điều trị có thể khác nhau. Chẳng hạn nếu như bạn bị rối loạn giấc ngủ thì bác sĩ sẽ tập trung điều trị chứng sợ ngủ. Đa số các trường hợp, liệu pháp phơi nhiễm sẽ là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất.

Liệu pháp phơi nhiễm

Liệu pháp phơi nhiễm sẽ là cuộc thảo luận về những nỗi lo lắng, sợ hãi của bạn với nhà trị liệu bằng cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn và sau đó tưởng tượng cảm giác sẽ như thế nào để có được một giấc ngủ ngon. Bước tiếp theo của liệu pháp này liên quan đến việc xem hình ảnh của những người đang ngủ hay đang nghỉ ngơi thoải mái. Khi đã làm quen với các hình ảnh này, bạn có thể được khuyến khích hãy thử 1 giấc ngủ ngắn cùng với người thân, bạn bè hoặc người yêu, để giúp bạn củng cố niềm tin, đem lại sự an toàn cho bản thân trong khi bạn vẫn đang có thể say giấc.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất