Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày • Hello Bacsi

Related Articles

Điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị

Cùng với xạ trị, hóa trị đóng vai trò điều trị bổ trợ (sau mổ) hoặc tân bổ trợ (trước mổ) trong giai đoạn còn chỉ định điều trị triệt căn và điều trị giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tái phát hay di căn.

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng việc sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Sau đó, thuốc sẽ đi vào máu và tiếp cận các tế bào ung thư trên khắp cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn.

  • Hóa trị trước khi phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ): Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư dạ dày có thể cải thiện khả năng sống sót nếu được hóa trị trước khi phẫu thuật. Hóa trị có thể thu nhỏ khối u và giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ chúng hơn. Hơn nữa, hóa trị còn giúp làm giảm tỉ lệ tái phát và di căn, cũng như đánh giá được độ nhạy với hóa chất.
  • Hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ): Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát, cải thiện thời gian sống thêm.
  • Hóa trị tạm bợ: Đối với những bệnh nhân giai đoạn muộn, di căn xa nhiều tạng, tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật triệt căn, không còn khả năng phẫu thuật hoặc không chấp nhận phương pháp điều trị phẫu thuật thì khi đó, hóa trị nhằm mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ngoài ra, phương pháp điều trị ung thư dạ dày này cũng phần nào giúp kéo dài thời gian sống hơn so với chỉ chăm sóc giảm nhẹ.

Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào tuổi, thể trạng, cơ địa của bệnh nhân và liều lượng thuốc được sử dụng, chúng có thể bao gồm: mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy,… Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi điều trị xong.

điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa có năng lượng cao, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Có một số chỉ định của xạ trị như sau:

  • Xạ trị đơn thuần chủ yếu điều trị triệu chứng như hẹp môn vị, chảy máu,…
  • Xạ trị phối hợp với hóa trị trong điều trị bổ trợ, tân bổ trợ hoặc cho các trường hợp không cắt bỏ được khối u hay thể trạng người bệnh không cho phép phẫu thuật. Khi đó, mục đích điều trị có thể là triệt căn hay tạm thời tùy theo từng tình huống lâm sàng.
  • Di căn xương: Xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị chiếu trong.
  • Di căn não: Xạ phẫu bằng dao gamma hoặc xạ trị toàn não.

Các tác dụng phụ sau khi xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng nhẹ trên da, khó chịu ở dạ dày và đi tiêu phân lỏng,… Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi điều trị xong. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải và thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng này trong thời gian xạ trị.

Điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu (nhắm trúng đích) được thiết kế để hoạt động dựa trên các cấu trúc di truyền, sinh học phân tử độc đáo của tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào những điểm yếu cụ thể của tế bào ung thư. Bằng cách này, thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư và hạn chế sự tổn thương đối với các tế bào khỏe mạnh do cơ chế tác động chọn lọc của thuốc.

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như hóa mô miễn dịch hay đột biến gen để xem loại thuốc nhắm mục tiêu nào có nhiều khả năng phát huy hiệu quả nhất đối với từng cá thể riêng biệt. Thuốc nhắm mục tiêu điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất