Mẹ bầu nhảy khi mang thai, cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến mẹ và bé • Hello Bacsi

Related Articles

♦ Nguy cơ khiến bà bầu mắc chứng sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con) là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: bàng quang, trực tràng, niệu đạo bị tụt xuống âm đạo.

♦ Bà bầu thực hiện các động tác nhảy khi mang thai còn có thể kích thích các cơn co thắt diễn ra nhiều hơn. Các bài tập nhiều động tác cũng như khó thực hiện có thể làm tổn thương hoặc gãy dây chằng khớp. Bên cạnh đó, nó còn có thể khiến mẹ bầu mắc các biến chứng thường gặp trong thai kỳ phổ biến khác.

Các hình thức tập luyện khác mà mẹ bầu có thể thử

Dù rằng trong một bài tập luyện có nhiều động tác khác nhau nhưng khi thực hiện bà bầu nên thận trọng hơn cả.

♥ Jumping Jack là một động tác đòi hỏi toàn bộ cơ thể hoạt động đồng thời với nhau, 2 chân nhảy dang rộng và đưa 2 tay lên cao qua đầu, sau đó ngay lập tức trở lại tư thế ban đầu. Đây là động tác mà phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh thực hiện. Vẫn có một số động tác nhảy nếu thực hiện nhẹ nhàng thì có thể chấp nhận được, nhưng tốt nhất nên loại bỏ các động tác nhảy khi vận động thể chất nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi bạn nhé!

♥ Một số lựa chọn khác để thay thế nhằm phòng tránh các biến chứng thai kỳ có thể lựa chọn được như các bài tập aerobic từ nhẹ đến vừa phải, đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập giãn cơ vẫn đảm bảo giúp cho mẹ khỏe mạnh và dẻo dai. Các mẹ vẫn có thể đăng ký tham gia vào các lớp hoặc câu lạc bộ thể dục thể thao dành cho phụ nữ mang thai, đặc biệt nếu nơi đó có những lớp đặc biệt dành cho các bà mẹ sau sinh muốn lấy lại vóc dáng sau sinh.

Mẹo tập thể dục an toàn khi mang thai

Bà bầu nhảy khi mang thai

Nếu các bài tập với động tác mạnh sẽ gây hại thì những bài tập vừa phải vừa giúp cho sức khỏe và tinh thần bạn ổn định trong khi vẫn giữ cho đứa trẻ an toàn. Nếu bạn vẫn muốn tập thể dục trong giai đoạn thai kỳ của mình thì dưới đây là các mẹo cần lưu ý:

  • Nên thảo luận về thói quen tập luyện của bạn với bác sĩ sản khoa hoặc huấn luyện viên thể dục để xác định được đâu là những bài tập thích hợp với bạn.
  • Bất kể khi nào bạn đang tập thể dục, hãy luôn chắc chắn rằng có ai đó ở gần bạn. Điều này rất hữu ích trong trường hợp có tình huống xấu xảy ra như bạn bị mất thăng bằng khi tập hay trượt té, chóng mặt…
  • Trước đây, bạn có thể là một người đầy cá tính và thích những hình thức vận động mạnh mẽ nhưng khi đã mang thai một thiên thần nhỏ thì nên tránh các hình thức thể thao nguy hiểm mọi lúc, cũng không nên thử dù chỉ một lần.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, mát mẻ và thoải mái khi vận động hay di chuyển để mọi hoạt động được diễn ra dễ dàng.
  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước sau khi tập thể dục. Lưu ý là bạn không cần phải ngay tức khắc mà nên uống từ từ. Việc uống đủ nước khi bạn đang tập thể dục giúp giữ cho cơ thể không bị mất nước.
  • Tránh tập thể dục khi thời tiết quá oi bức, vì nó có thể tác động ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian tốt nhất để tập thể dục là sáng sớm.
  • Kết thúc buổi tập, bạn sẽ cần khoảng 5 phút để hạ nhiệt cơ thể, điều này giúp nhịp tim trở lại bình thường. Bạn nên đi lại chậm rãi và kéo giãn cơ thể một lần nữa để giúp tránh tình trạng đau nhức xảy ra.

Mặc dù bé yêu vẫn được bảo vệ trong tử cung, nhưng những căng thẳng và các động tác nhảy khi mang thai đều có thể gây ra rủi ro. Một kế hoạch tập luyện khoa học không chỉ giúp cho mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ mà còn có thể hỗ trợ cho quá trình sinh nở tốt hơn sau này.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất