9 chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể • Hello Bacsi

Related Articles

Protein được cấu tạo từ 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, tình trạng thiếu protein có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch, tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu 9 chức năng của protein đối với cơ thể và cách bổ sung protein sao cho phù hợp nhé!

1. Duy trì các mô cơ thể

Chức năng của protein có thể giúp tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể. Lượng protein trong cơ thể luôn ở trong trạng thái chuyển đổi liên tục. Điều này có nghĩa là khi bình thường, cơ thể bạn phá vỡ cùng một lượng protein sử dụng để xây dựng và sửa chữa các mô tế bào.

Tuy nhiên có những trường hợp khác, cơ thể phá vỡ nhiều protein hơn mức có thể tạo ra để thực hiện các nhu cầu khẩn cấp của cơ thể. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ bạn bị ốm, trong khi mang thai hoặc cho con bú. Một số nhóm người cũng cần nhiều protein hơn như người hồi phục sau chấn thương hoặc phẫu thuật, người lớn tuổi và vận động viên thể thao.

2. Tăng cường quá trình trao đổi chất

Enzyme là loại protein giúp hỗ trợ hàng ngàn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme cho phép chúng kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào gọi là chất nền (substrate), giúp xúc tác cho các phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất cơ thể.

Enzyme cũng có chức năng hoạt động bên ngoài tế bào, chẳng hạn như các enzyme tiêu hóa lactase và sucrase giúp tiêu hóa đường trong dạ dày. Một số loại enzyme cần các phân tử khác như vitamin hoặc khoáng chất để hoạt động.

Chức năng của protein enzyme đóng vai trò trong các hoạt động cơ thể bao gồm:

  • Tiêu hóa
  • Đông máu
  • Co duỗi cơ
  • Sản xuất năng lượng

3. Yếu tố dẫn truyền thông tin

Protein đóng vai trò hormone giúp dẫn truyền thông tin

Một số loại protein là hormone, đóng vai trò là chất hóa học hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô và cơ quan. Những loại hormone này được tạo và tiết ra bởi các mô hoặc tuyến nội tiết. Sau đó sẽ được vận chuyển trong máu đến các mô hoặc cơ quan đích – nơi chúng liên kết với các thụ thể protein trên bề mặt tế bào.

Hormone có thể được chia thành ba loại chính bao gồm:

• Protein và peptide: Được tạo ra từ các chuỗi axit amin, từ vài chuỗi đến hàng trăm chuỗi.

• Steroid: Được hình thành từ chất béo cholesterol, các hormone giới tính testosterone và estrogen.

• Amin: Được tạo ra từ các axit amin tryptophan hoặc tyrosine riêng lẻ, giúp tạo ra các hormone liên quan đến giấc ngủ và quá trình trao đổi chất.

Trong đó, chức năng của protein và polypeptide chiếm phần lớn lượng hormone trong cơ thể bao gồm:

• Insulin: Hormone báo hiệu sự hấp thu glucose hoặc đường vào tế bào.

• Glucagon: Hormone báo hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan.

• HGH (hormone tăng trưởng của con người): Kích thích sự phát triển của các mô khác nhau, bao gồm cả xương.

• ADH (hormone chống bài niệu): Báo hiệu thận tái hấp thu nước.

• ACTH (hormone adrenocorticotropic): Kích thích giải phóng cortisol – một yếu tố chính trong quá trình trao đổi chất.

Chức năng của protein có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn tiêu thụ. Sự ảnh hưởng này bao gồm giảm “hormone đói” ghrelin và kích thích sản xuất hormone cảm thấy no PYY và GLP-1.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất