16 bệnh nhiễm trùng bà bầu cần cẩn thận để tránh gặp biến chứng

Related Articles

6. Thủy đậu

Nếu bạn từng bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có thật sự miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.

Bà bầu bị thủy đậu trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, bé sẽ có có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nếu bạn bị trong tam cá nguyệt thứ ba, lúc này bé đã nhận được nhiều kháng thể hơn thông qua nhau thai nên nguy cơ bị phơi nhiễm cũng sẽ giảm xuống. Nếu bạn thấy mình bị sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn và xuất hiện các chấm đỏ trên cơ thể, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách can thiệp phù hợp.

bệnh nhiễm trùng

7. Rubella

Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Bà bầu bị nhiễm Rubella trong bốn tháng đầu của thai kỳ có thể khiến bé mắc các khuyết tật về não, tim, mất thính lực và đục thủy tinh thể, thậm chí còn có thể dẫn đến sẩy thai.

Khi bị nhiễm rubella, bà bầu sẽ có các triệu chứng như cúm nhẹ, sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau, đỏ mắt và đau khớp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh này, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Thông thường, xét nghiệm sàng lọc sẽ được thực hiện trong tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện virus. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thực hiện tất cả các kiểm tra cần thiết trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe bản thân và bé cưng.

8. Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B là loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của phụ nữ khỏe mạnh. GBS không gây hại cho phụ nữ nhưng nếu bạn mang thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, bé cưng có thể bị đe dọa tính mạng và bạn cũng sẽ gặp phải nhiều biến chứng.

Cụ thể, GBS có thể gây nhiễm trùng bàng quang, viêm nội mạc tử cung, vỡ ối sớm, mẹ bị sốt khi sinh hoặc chuyển dạ sớm. Nhiễm trùng này thường không có triệu chứng, do đó, bạn bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào khoảng tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.

9. Bệnh má đỏ hay còn gọi là bệnh parvo

Đây là bệnh nổi sẩy ngoài da do parvovirus B19 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đặc trưng là những vết mẩn đỏ xuất hiện ở má đi kèm với sổ mũi, cúm và đau nhức. Đối với người bình thường, căn bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng với những người có chỉ số hồng cầu bất thường, căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng vì có tác động ức chế quá trình sản xuất RBC.

Virus parvo thường lây lan qua nước bọt và dịch tiết mũi. Bà bầu mắc bệnh parvo có thể gặp phải tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, các vấn đề về tim ở thai nhi và thiếu máu thai nhi.

10. Nhiễm trùng Cytomegalovirus

Cytomegalovirus (CMV) là loại virus cự bào ít được nhắc đến như rubella. Với người có sức khỏe bình thường, việc nhiễm CMV không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì việc nhiễm CMV lại là rất nghiêm trọng.

Người mẹ bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi, hậu quả là thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực, đầu nhỏ bất thường, gan và lá lách to, vàng da, thậm chí còn có thể chết non. Để phòng tránh nhiễm trùng, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Nếu mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé.

11. Sốt xuất huyết

Đây là bệnh do muỗi lây truyền, có thể gây chuyển dạ sớm, nhẹ cân và thai chết lưu. Bà bầu bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau khớp, đau cơ và xương, chảy máu mũi hoặc nướu. Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa muỗi đốt.

12. Mụn rộp sinh dục (bệnh herpes)

Mụn rộp sinh dục là bệnh do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Căn bệnh này thường lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết loét đỏ xuất hiện dưới dạng mụn nước đi kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải sinh mổ để tránh bé bị nhiễm trùng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất