Viêm teo niêm mạc dạ dày: Diễn tiến âm thầm, khó phát hiện • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là nhiễm vi khuẩn H. pylori. Khoảng 50% ca bệnh viêm teo dạ dày có liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời gian dài.

Việc nhiễm phải loài vi khuẩn này thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm nặng dần lên gây viêm teo niêm mạc. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Bạn có thể nhiễm phải vi khuẩn H. pylori theo nhiều con đường:

  • Ăn, uống thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn
  • Ăn thực phẩm được nuôi trồng bằng nguồn nước ô nhiễm
  • Tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người nhiễm H. pylori

Một nguyên nhân khác gây viêm teo dạ dày là do di truyền (viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn). Hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh trong lớp niêm mạc dạ dày, cụ thể là những tế bào chịu trách nhiệm tiết ra axit giúp tiêu hóa thức ăn.

Các kháng thể cũng tấn công một “đối tượng” khác mang tên yếu tố nội tại – một loại protein do tế bào dạ dày tiết ra để giúp hấp thu vitamin B12. Khi cơ thể thiếu mất yếu tố nội tại này có thể gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Căn bệnh này liên quan đến việc thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể khó hoặc không thể tạo ra đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ dễ gây viêm teo dạ dày là nhiễm phải vi khuẩn H. pylori. Tỷ lệ nhiễm khuẩn này khá cao, nhất là ở các khu vực nghèo đói, kém vệ sinh và đông đúc.

Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị dạng viêm teo niêm mạc này, chẳng hạn như:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Đái tháo đường tuýp 1
  • Bạch biến
  • Bệnh Addison

Tất cả trường hợp bị viêm teo dạ dày đều làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày

Viêm teo niêm mạc dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Quá trình chẩn đoán thường kết hợp giữa việc tìm hiểu các triệu chứng và làm xét nghiệm lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào một số vùng nhất định ở dạ dày. Họ cũng thăm hỏi và quan sát xem có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như xanh xao, mạch nhanh và suy nhược thần kinh không.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định soi dạ dày và làm xét nghiệm mô bệnh học.

Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đôi khi, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra:

  • Nồng độ pepsinogen
  • Hormone gastrin
  • Nồng độ vitamin B12
  • Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ dạ dày để tìm kiếm “manh mối” cho thấy bạn có bị viêm teo niêm mạc hay không và xác định được nguyên nhân.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất