Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Khi dạ dày, cụ thể hơn là lớp niêm mạc dạ dày, bị viêm hoặc sưng, bác sĩ sẽ kết luận bạn đang bị viêm dạ dày. Thực tế, đây không phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có thể chuyển biến tích cực sau khi bạn thực hiện liệu trình điều trị.

Tuy vậy, nếu kết quả điều trị không tốt, bệnh có nguy cơ kéo dài và trở thành viêm dạ dày mãn tính. Tình trạng này có khả năng dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng khác.

Vậy, viêm dạ dày mạn tính là gì? Bạn có thể làm gì để kiểm soát cũng như phòng ngừa nó? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Ở dạ dày có những tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dịch dạ dày gồm nhiều hợp chất quan trọng có tính axit, nhằm tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Ví dụ như enzyme pepsin là một sản phẩm trong đó, đảm đương trọng trách phân giải protein.

Thực tế, lượng axit trong dạ dày đủ mạnh để tổn thương đến chính cơ quan này. Do đó, lớp niêm mạc dạ dày có nhiệm vụ ngăn chặn tình huống này xảy ra bằng cách tiết ra chất nhầy.

Viêm dạ dày mạn tính là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Nó xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày đã bị viêm nhiễm trong thời gian dài.

Tình trạng viêm gây nên sự thay đổi ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Đồng thời, đây cũng là yếu tố dẫn đến cảm giác no sớm.

Nếu bạn không có biện pháp can thiệp y tế hoặc điều trị viêm dạ dày không hiệu quả, viêm dạ dày mãn tính xuất hiện có thể đi chung với dị sản hoặc loạn sản. Bạn cần lưu ý rằng đây là những thay đổi tiền ung thư, có nguy cơ phát sinh khối u ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm dạ dày mạn tính thường tốt hơn khi được điều trị, nhưng sẽ cần theo dõi liên tục.

Bạn có thể quan tâm: Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không

Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính

Dựa vào nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính, các chuyên gia chia tình trạng sức khỏe này thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:

Loại A

Viêm dạ dày mạn tính loại A

Viêm dạ dày mạn tính thuộc nhóm này có xu hướng phát sinh do hệ miễn dịch chủ động tấn công tế bào dạ dày. Ngoài ra, đi kèm với viêm dạ dày mạn tính loại A là vấn đề thiếu hụt vitamin và máu.

Loại B

Viêm dạ dày mạn tính loại B

Theo một số nhà nghiên cứu, viêm dạ dày mạn tính loại B là tình trạng phổ biến nhất, do nguyên nhân bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori hay H. pylori). Vi khuẩn H. pylori có nhiều khả năng gây loét dạ dày hay đường ruột, từ đó trực tiếp dẫn đến ung thư dạ dày.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Biến chứng của loét dạ dày có nguy hiểm không

Loại C

Viêm dạ dày mạn tính loại C do lạm dụng chất kích thích

Hầu hết trường hợp, nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính thuộc loại C xuất phát từ sự lạm dụng các chất kích thích của người bệnh, bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen
  • Chất cồn trong bia, rượu…

Thêm vào đó, mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược dịch mật cũng là nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày mạn tính loại C rất dễ gây xói mòn niêm mạc, dẫn đến tình huống chảy máu dạ dày.

Một số loại viêm dạ dày mạn tính khác

Ngoài những nguyên nhân chính như trên, viêm dạ dày mạn tính cũng có thể xảy ra bởi:

  • Căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Mặt khác, viêm dạ dày mạn tính còn bao gồm:

  • Viêm dạ dày phì đại: liên quan đến sự thiếu hụt protein
  • Viêm dạ dày bạch cầu ái toan: thường xảy ra bên cạnh tình trạng dị ứng như hen suyễn hoặc bệnh chàm

Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến viêm dạ dày mạn tính

Hút thuốc lá

Thực tế, nguy cơ viêm dạ dày mạn tính của bạn sẽ tăng lên khi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống tạo tác động tiêu cực đến dạ dày, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc muối
  • Thường xuyên hút thuốc lá

Không những thế, một lối sống căng thẳng hoặc trải nghiệm đau buồn cũng có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao nếu bạn đang phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc một số bệnh lý như bệnh Crohn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất