Vì sao người Việt ngại hỏi? • Hello Bacsi

Related Articles

Lúc còn nhỏ, bạn hỏi nhiều thì sợ bị bố mẹ mắng hay khi đi học mà hỏi thì sợ cô giáo chẳng có thời gian. Đến lúc trưởng thành đi làm thì nhiều bạn vẫn mang tâm lý ngại hỏi vì sợ sếp đánh giá kém hay đi khám bệnh hỏi bác sĩ nhiều thì sợ phiền… Nhiều yếu tố khiến cho việc hỏi không thể trở thành một thói quen hay thậm chí là nỗi ám ảnh với nhiều người Việt.

Thông qua những câu hỏi, bạn sẽ giải tỏa được thắc mắc dồn nén và tích lũy thêm nhiều kiến thức cho mình. Thực tế, thói quen đặt câu hỏi mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng tại sao nhiều người Việt chúng ta lại mang tâm lý ngại hỏi?

1. Ảnh hưởng văn hóa Á Đông

Văn hóa Á Đông truyền thống đề cao giá trị của cộng đồng nên cá nhân có thể bỏ qua quyền lợi của mình trong nhiều trường hợp. Việc đặt câu hỏi cũng là một cách cho thấy sự tự quan tâm đến những lợi ích mà bạn được hưởng. Trong khi đó, vì sợ phiền hà hay mất thời gian của người khác mà nhiều người lại e dè mặc dù đang rất muốn đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, do đặc điểm văn hóa chú trọng đến sự tế nhị mà nhiều người Việt, đặc biệt là phụ nữ, cũng ngại đưa ra câu hỏi mà mình thắc mắc. Vì muốn giữ sự kín đáo hay chưa cởi mở về những vấn đề nhạy cảm nên nhiều người vẫn chưa thực sự thoải mái khi đề cập đến những câu hỏi tế nhị.

Các bé gái khi bước vào độ tuổi dậy thì thường ngại nhắc đến những câu hỏi về kinh nguyệt, bệnh phụ khoa hay các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Hay nhiều phụ nữ đã ở tuổi trưởng thành cũng ngại hỏi về những vấn đề xung quanh “chuyện ấy” để chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Không chỉ ở phụ nữ mà nam giới cũng gặp không ít trở ngại tâm lý mỗi lần đi khám nam khoa và cứ muốn nhanh chóng ra về vì xấu hổ.

Người Việt vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hóa truyền thống Á Đông, khiến việc tiếp cận thông tin bị hạn chế. Mỗi ngày, bạn nên tìm hiểu thêm những nét hay trong tính cởi mở của văn hóa phương Tây để bảo vệ quyền lợi cá nhân tốt hơn, đặc biệt là sức khỏe. Hãy nhớ sống vì mình cũng là vì người khác để hỏi nhiều hơn, hiểu nhiều hơn và sống khỏe hơn.

2. Trở ngại về mặt tâm lý

Thái độ ngại hỏi cũng có thể là do đặc điểm tính cách riêng của mỗi người. Trong khi người hướng ngoại thường dễ bày tỏ quan điểm của mình thì người có tính cách hướng nội lại tỏ ra thận trọng hơn mỗi khi đưa ra ý kiến. Người hướng nội có thể suy nghĩ rất nhiều và có vô số câu hỏi nhưng đến cuối cùng, vì một lý do nào đó, lại chẳng thể nói ra những thắc mắc của mình.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất