Vi chất dinh dưỡng là gì? Vai trò của vi chất dinh dưỡng • Hello Bacsi

Related Articles

Vi chất dinh dưỡng là gì ?

Vi chất dinh dưỡng là gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi nghe đến khái niệm này. Vi chất dinh dưỡng (vi lượng) là những nhóm chất thiết yếu với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức khỏe và tham gia vào một số quá trình khác.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin (A, B, C, D, E, K…) và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, canxi, phốt pho, i ốt… Tuy cơ thể cần vi chất dinh dưỡng ít hơn so với các nhóm chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo, carbohydrate) nhưng nếu thiếu hụt, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng; gây nên tình trạng thiếu chất và các bệnh về còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh về mắt hoặc bướu cổ…

Phần lớn vi chất dinh dưỡng không được cơ thể tự sản xuất mà phải được bổ sung từ thực phẩm. Trong đó, vitamin là các chất hữu cơ được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật, có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Còn khoáng chất là các chất vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước và không thể bị phá vỡ. Khi ăn, cơ thể tiêu thụ các vitamin mà thực phẩm từ thực vật và động vật tạo ra hoặc các khoáng chất mà chúng hấp thụ. Như vậy, bạn đã biết được vi chất dinh dưỡng là gì rồi đấy!

Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

Câu trả lời cho vi chất dinh dưỡng là gì đã có, vậy vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì? Nó quan trọng ra sao đối với cơ thể?

Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất thường được chia thành 4 nhóm gồm vitamin tan trong nước, vitamin tan trong chất béo, nguyên tố vi lượng và khoáng chất vi lượng, cụ thể:

Vitamin tan trong nước

Vi chất dinh dưỡng là gì

Đa số các vitamin đều dễ dàng tan trong nước và sẽ bị đào thải theo đường nước tiểu khi bổ sung dư thừa mà không lưu trữ trong cơ thể. Do đó, các biểu hiện thiếu hụt thường diễn ra sớm, lưu ý là có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá liều. Mỗi loại vitamin tan trong nước giữ một vai trò và chức năng riêng với cơ thể, trong đó:

Vitamin B1 (thiamine): có trong ngũ cốc nguyên hạt, có trong lớp vỏ cám và mầm của các loại ngũ cốc nguyên hạt, trong đậu đỗ, thịt nạc, cá, tôm và phủ tạng động vật, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và năng lượng, tham gia và quá trình dẫn truyền xung thần kinh, kích thích hoạt động của trí óc và trí nhớ. Thiếu vitamin B1 gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi, hốt hoảng và táo bón. Những trường hợp nặng có biểu hiện beriberi và có thể gây tử vong.

Vitamin B2 (riboflavin) có trong nội tạng, trứng, sữa, thịt, cá, rau cải xanh, rau muống,.. cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng như chuyển hóa glucid, lipid, protein, kích thích tăng trưởng. Tham gia vào quá trình tái tạo và bảo vệ tổ chức, đặc biệt là vùng da, niêm mạc quanh miệng. Ngoài ra cũng có ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Kết hợp cùng vitamin A giúp đảm bảo tốt hoạt động thị lực của cơ thể.

Thiếu vitamin B2 gây nhiệt môi, nhiệt miệng, lở mép, viêm da, đau mỏi mắt.

Vitamin B3 (niacin) có trong thịt, cá hồi, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, rau xanh, thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm. Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp phòng bệnh pellagra. Thiếu gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu… Trong trường hợp thiếu nặng kéo dài gây bệnh pellagra với biểu hiện viêm da, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, rối loạn thị giác…

Vitamin B5 (acid pantothenic) chứa nhiều trong nội tạng, nấm, cá thu, bơ, tham gia vào quá trình tổng hợp axit béo, acit amin và glucose. Khi thiếu có nhiều biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, suy yếu cơ, các vấn đề về dạ dày – ruột…

Vitamin B6 có trong cá, sữa, cà rốt, khoai tây, thịt gia cầm, cá, gan, chuối, rau muống, vỏ cám và mầm của hạt ngũ cốc Tham gia chuyển hóa protein và glucid. Xúc tác cho quá trình chuyển hóa từ tryptophan thành vitamin PP (niacin). Cần cho quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền xung thần kinh như serotonin và dopamin. Kết hợp cùng acid folic, vitamin B12 giúp phòng chống các bệnh tim mạch.

Thiếu vitamin B6 thường kết hợp với thiếu các vitamin nhóm B khác, biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, dễ bị kích thích, trầm cảm và các bệnh viêm da.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất