Tự gây thương tích • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Tự gây thương tích là gì?

Tự gây thương tích không có ý tự sát, thường được gọi đơn giản là tự gây thương tích, là hành vi cố ý làm tổn hại đến cơ thể như cắt hoặc gây bỏng cho bản thân. Tự gây thương tích được hiểu là cách để đối phó với nỗi đau tinh thần, sự giận dữ và thất vọng.

Tự gây thương tích có thể mang lại một cảm giác nhẹ nhõm và giải tỏa căng thẳng nhất thời, nhưng lại theo sau bởi một cảm giác tội lỗi, xấu hổ và đau đớn. Mặc dù bạn không chủ tâm gây ra các chấn thương đe dọa tính mạng, tự gây thương tích có thể dẫn đến các hành động rất nghiêm trọng gây tử vong.

Để đối phó với tình trạng tự gây thương tích một cách lành mạnh. Bạn nên tìm hiểu những phương pháp điều trị phù hợp.

Tự gây thương tích thường xảy ra một cách riêng tư, là một hành vi có kiểm soát, xảy ra thường xuyên và thường để lại tổn thương trên da sau khi thực hiện. Ví dụ về tự gây thương tích bao gồm:

  • Cắt (vết cắt hoặc vết trầy xước nghiêm trọng gây ra bởi một vật dụng sắc bén)
  • Gãi
  • Đốt (với diêm, thuốc lá hoặc các vật nóng, nhọn như dao)
  • Khắc chữ hoặc biểu tượng trên da
  • Đấm đá
  • Đâm vào da với các vật sắc nhọn
  • Kéo giật tóc
  • Đâm chọc hoặc can thiệp không ngừng vào các vết thương đang lành

Cánh tay, chân và phía trước thân người là mục tiêu thường xuyên nhất của người tự gây thương tích. Tuy nhiên, có thể nói bất kỳ khu vực nào của cơ thể cũng có khả năng bị gây thương tích. Những người tự gây thương tích có thể sử dụng nhiều cách để làm hại bản thân.

Khó chịu có thể khiến bạn làm hại bản thân. Nhiều người tự gây thương tích chỉ một vài lần và sau đó dừng lại. Tuy nhiên, đối với những người khác, hành động tự gây thương tích có thể trở nên lâu dài, hành vi lặp đi lặp lại.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng vẫn có trường hợp một số người trẻ có thể tự làm tổn thương ở những nơi công cộng hoặc theo nhóm để tạo sự gắn kết hoặc cho những người khác thấy rằng họ có kinh nghiệm chịu đau đớn.

Mức độ phổ biến của tự gây thương tích như thế nào?

Kết quả thống kê cho thấy tự gây thương tích là một hiện tượng đáng lo ngại và là một mối nguy hiểm thực sự ở những người dễ bị tổn thương. Nữ giới chiếm 60% trong tổng số những người có các hành vi tự gây thương tích. Khoảng 50% những người tự gây hại cho bản thân bắt đầu ở tuổi 14 và tiếp tục vào độ tuổi 20. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Đâu là những dấu hiệu và triệu chứng của tự gây thương tích?

Các triệu chứng phổ biến của tự gây thương tích là:

  • Nhiều sẹo
  • Các vết cắt mới, vết trầy xước, vết bầm tím hoặc các vết thương khác
  • Chà xát quá nhiều vào một chỗ để tạo ra bỏng
  • Giữ các vật sắc nhọn trên tay
  • Mặc áo dài tay hoặc quần dài ngay cả trong thời tiết nắng nóng
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân
  • Hay đặt các câu hỏi về danh tính cá nhân như: “Tôi là ai?”, “Tôi đang làm gì ở đây?”
  • Hành vi và cảm xúc không ổn định, tính cách bốc đồng và không thể đoán trước được
  • Hay đề cập đến sự bất lực, tuyệt vọng hay vô dụng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang gây tổn thương cho chính mình dù không đáng kể hoặc nếu bạn có những suy nghĩ muốn làm tổn hại đến bản thân, hãy tìm cách để được giúp đỡ. Bất kỳ hình thức tự gây thương tích nào cũng cần được chia sẻ để tìm cách giải quyết.

Nói chuyện với một người nào đó mà bạn tin tưởng, ví dụ như một người bạn, người yêu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc thầy cô giáo – những người có thể giúp bạn thực hiện các bước đầu tiên để điều trị thành công. Bạn có thể sẽ cảm thấy xấu hổ và bối rối về hành vi của mình, thế nhưng khi chia sẻ vấn đề của mình, bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ, chăm sóc một cách thật lòng và không phán xét.

Nếu có một người bạn hoặc người thân tự gây thương tích, bạn có thể bị sốc và sợ hãi. Tuy nhiên, bạn cần nói chuyện về vấn đề này một cách nghiêm túc. Tự gây thương tích là một vấn đề quá lớn không thể bỏ qua hoặc đối phó một mình. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Nếu đó là con của bạn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, những người có thể cung cấp những nhìn nhận ban đầu về vấn đề này hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia tâm lý. Bạn không nên la mắng, đe dọa hoặc buộc tội con mà hãy thể hiện sự quan tâm của mình.
  • Nếu đó là bạn cùng trang lứa, bạn có thể gợi ý bạn của bạn nên nói chuyện với cha mẹ, giáo viên, cố vấn ở trường học hay một người lớn đáng tin cậy.
  • Nếu đó là người lớn, bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích họ tìm cách điều trị sức khỏe và tinh thần.

Khi nào bạn cần được giúp đỡ khẩn cấp?

Nếu bạn đã thực hiện những hành vi tổn thương nghiêm trọng gây đe dọa đến tính mạng của mình hoặc nếu bạn nghĩ rằng mình có thể gây ra tổn thương cho bản thân hoặc cố gắng tự tử, hãy gọi số 115 hoặc số cấp cứu địa phương ngay lập tức.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất