Triệu chứng thiếu máu cơ tim: Đừng bỏ qua dấu hiệu nhẹ nhất! • Hello Bacsi

Related Articles

• Ăn uống: Khó tiêu, đầy trướng.

• Mệt mỏi vô cớ: Người bệnh đột nhiên cảm thấy rất mệt, như thiếu năng lượng để hoạt động.

• Khó thở: Cảm giác ngột ngạt, thở hụt hơi như thiếu không khí để thở. Người bệnh càng vận động hay lo lắng, mức độ khó thở càng tăng lên.

• Tim đập nhanh: Tim đập trên 100 nhịp/phút kèm với đánh trống ngực, khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, bồn chồn, cảm giác có tiếng ngựa phi trong lồng ngực.

• Phù chi hoặc phù phổi: Điều này do chất lỏng tích tụ trong cơ thể, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ trằn trọc phải kê cao gối mới dễ ngủ hơn. Dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn bệnh nặng và gây biến chứng suy tim.

Triệu chứng thầm lặng thường thấy ở những người bệnh thiếu máu cơ tim như:

  • Phụ nữ
  • Người thường xuyên bị stress, áp lực
  • Người cao tuổi hoặc người có ngưỡng chịu đau cao
  • Người bệnh tăng huyết áp mắc bệnh đái tháo đường lâu năm

Các cảnh báo triệu chứng trở nên nguy hiểm

triệu chứng thiếu máu cơ tim
Bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu tim mạch bất thường

Khi thiếu máu cơ tim không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng chứng như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp, suy tim. Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu trở nặng thông qua sự thay đổi thể chất và tâm lý:

• Tâm lý: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm trạng bồn chồn, lo âu có thể xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

• Thể chất: Đau lưng, vai, đau hàm, đau, tê cánh tay hoặc ngứa ran, sưng phù cánh tay, tình trạng này có thể xuất hiện kèm theo đau ngực, chóng mặt, hoa mắt bất chợt kèm theo giảm nhận thức, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, buồn nôn, đầy trướng bụng, buồn đi cầu.

Biện pháp giảm triệu chứng thiếu máu cơ tim

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim, nhưng việc sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa rủi ro tim mạch.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy việc quản lý tốt căng thẳng cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động thể lực thường xuyên, kết hợp với sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cơ tim.

1. Chọn lọc thực phẩm

Trong một chế độ ăn tốt cho tim mạch, bạn cần ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung omega-3 thông qua các loại quả hạch, cá biển và chất béo từ thực vật, đồng thời lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo. Bạn hãy lưu ý hạn chế đồ ăn mặn, đồ ngọt, thực phẩm giàu cholesterol (mỡ, nội tạng động vật) và chất béo xấu như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất