Trẻ bị hăm tã: Những dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết • Hello Bacsi

Related Articles

Hăm tã thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

Bé không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiểu hoặc ị đùn

Khi da bé có nhiều thời gian tiếp xúc với phân và nước tiểu, các loại vi khuẩn có nhiều thời gian để bám dính và làm cho làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng.

Vi khuẩn trong phân có khả năng gây hăm tã mạnh hơn vi khuẩn trong nước tiểu. Vì thế, bé bị tiêu chảy hoặc thường xuyên đi tiêu sẽ có nhiều nguy cơ bị hăm tã hơn.

Bị kích ứng từ một sản phẩm mới

Làn da nhạy cảm của bé có thể phản ứng với một loại khăn lau hoặc chất tẩy rửa mới dùng để giặt quần áo. Dầu xả làm mềm vải cũng có thể là yếu tố không phù hợp với da của bé, khiến nó bị ngứa, ửng đỏ hoặc hăm da.

Nhiễm khuẩn hoặc nấm

Vùng được tã bao bọc gồm bộ phận sinh dục, mông, đùi luôn ẩm ướt hơn những vùng da khác. Vì thế, đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sống và phát triển.

Chúng thường trú ngụ trong các nếp gấp của da rồi làm phát sinh các chấm đỏ li ti rải rác xung quanh vùng da đó.

Dùng tã không phù hợp hoặc kém chất lượng

Tã không phù hợp là tã bị quá chật hoặc quá rộng so với kích cỡ của bé. Khi bé mặc tã quá chật, phần da phải cọ xát vào đường viền tã liên tục có thể làm các vết ửng đỏ xuất hiện hoặc làm trầy da. Trong khi đó, tã rộng sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ phát tán vi khuẩn từ vùng mặc tã lên các vùng da khác và gây ra hiện tượng kích ứng da.

Sử dụng một chiếc tã quá lâu

Tã là nơi “hứng chịu” chất thải từ trong cơ thể bé. Lượng vi khuẩn ở tã càng nhiều lên khi tã càng đầy. Vì thế, nếu bạn để bé phải mặc một chiếc tã quá lâu, da bé càng có nhiều thời gian tiếp xúc với vi khuẩn và xảy ra hiện tượng kích ứng.

Thông thường, thời gian thay tã lý tưởng cho bé là cứ 4 tiếng/lần. Tuy nhiên, với những bé thường xuyên đi tè, tã sẽ nhanh đầy hơn nên mẹ cần thay tã sớm hơn.

Bên cạnh đó, những bé vừa bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn, tần suất đi tiêu, đi tiểu của con có thể tăng lên làm rút ngắn thời gian sử dụng một chiếc tã. Mẹ cũng cần chú ý đến điểm này để canh lúc thay tã phù hợp cho bé.

Không cho bé mặc tã

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng thường xuyên mặc tã cho bé sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm da. Vì thế, mẹ không cho con mặc tã để da con khô thoáng.

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm vì về bản chất, bé bị hăm do da bị tiếp xúc với chất bẩn, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc. Trong khi đó, những yếu tố gây hăm da lại có rất nhiều ở môi trường bên ngoài, dưới nền nhà hoặc trên bề mặt của nệm/chiếu bé nằm mỗi ngày. Chưa kể khi bé tè hoặc ị đùn, không có tã thấm hút dịch lỏng thì vi khuẩn rất dễ tác động ngược lại gây hăm da.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất