Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ • Hello Bacsi

Related Articles

4. Phát triển tinh thần

Việc dạy dỗ của bạn sẽ giúp trẻ học hỏi sự đổi mới, chấp nhận thất bại và vượt qua chúng, hiểu thế nào là khuôn phép và kỷ luật, chấp nhận lắng nghe những nhận xét về bản thân. Điều này sẽ chi phối phản ứng của con đối với những kích thích, từ đó hun đúc hình thành nên những phản xạ trong tâm trí chúng.

5. Phát triển về tâm linh (với những gia đình có tôn giáo)

Vai trò của cha mẹ chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn có trách nhiệm dạy con trẻ hiểu về tôn giáo của gia đình, việc cầu nguyện, hiểu đâu là những điều nên làm và những chuyện nào là sai trái.

Bạn nên dạy trẻ học cách chấp nhận và có niềm tin vào những điều tốt đẹp để giúp chúng có ý thức hơn về mục tiêu của mình. Tuy nhiên, đừng cố ràng buộc con vào bất kỳ tôn giáo nào mà chúng không muốn, hãy để trẻ tự do tìm hiểu và khám phá thế giới tâm linh theo cách riêng của chúng.

Một số lời khuyên hữu ích trong việc nuôi dạy con cái của bạn

Đã qua rồi cái thời mà các ông bố là người phải đi làm gánh vác kinh tế gia đình và các bà mẹ quần quật với việc nhà và nuôi con. Vai trò của người cha trong sự phát triển của trẻ cũng rất quan trọng, con cái sẽ luôn cần được tiếp thêm động lực từ cha mình.

Cả cha lẫn mẹ đều có trách nhiệm nuôi dạy để con lớn lên thành một người trưởng thành, có ích. Những mẹo trong bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho hai bạn:

1. Luôn là những phụ huynh tích cực

Trẻ em luôn dễ dàng cảm nhận sự tiêu cực. Vì vậy, dù con bạn còn nhỏ như thế nào, hãy cố gắng tìm cách giải thích vấn đề của bạn với chúng và nói rõ hướng mà bạn giải quyết. Hãy khuyến khích và tạo diều kiện cho con cùng tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau trong gia đình, dạy chúng cách để giải quyết vấn đề.

2. Hãy đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con

Bất kể nhu cầu của con yêu nhỏ đến mức nào, việc thấu hiểu và đáp ứng chúng là rất quan trọng để giúp con bạn nhận ra rằng, bạn luôn có mặt trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà nuông chiều con quá mức sẽ gây tác dụng ngược.

3. Bày tỏ cảm xúc với con cái

Tình cảm chỉ thực sự mang lại trái tốt chỉ khi chúng được trồng trọt, vun xới, nuôi dưỡng. Hãy bộc lộ cho con bạn thấy rằng bé được yêu thương mọi lúc và bạn luôn ở bên con, dù thế nào đi chăng nữa.

4. Giao tiếp hiệu quả

Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi đưa ra bất kỳ điều gì. Trong mọi cuộc trò chuyện với con, hãy chắc chắn rằng bạn luôn đặt mình vào vị trí của con để hiểu tình huống của trẻ. Hãy nhớ rằng, những cuộc trò chuyện tích cực luôn tốt hơn là những hình phạt tiêu cực hoặc trách móc chúng.

5. Tránh lời nói và hành động tiêu cực

Trẻ em sẽ bắt chước những gì chúng thấy hoặc nghe ở nhà. Đừng quá ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ sử dụng tiếng lóng, đánh nhau, thậm chí là chửi thề. Bởi lẽ rất có thể chúng đã học được những điều này từ chính bố mẹ của mình.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất