Thuốc chữa nhiệt miệng: Những thông tin bạn cần biết trước khi dùng

Related Articles

Các loại thuốc điều trị nhiệt miệng khá đa dạng trên thị trường hiện nay với công dụng chính là giảm đau và giúp vết loét nhanh lành hơn. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản và hữu ích về các loại thuốc này để bạn tham khảo trước khi dùng.

Thuốc chữa nhiệt miệng bao gồm những loại nào?

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng khác nhau nhưng sẽ có ba nhóm chính bao gồm nước súc miệng trị liệu, thuốc bôi nhiệt miệng hoặc thuốc uống giảm đau và viêm loét. Sau đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc dùng cho nhiệt miệng bạn có thể tham khảo:

1. Nước súc miệng trị liệu

Thông thường, khi bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự pha nước muối tại nhà để súc miệng. Đây là cách đơn giản và an toàn vì nước muối không chứa cồn và có thể làm dịu vết loét. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều vết loét trong miệng và chúng không tự khỏi thì bạn sẽ cần đi khám. Bác sĩ kê toa cho bạn loại nước súc miệng trị liệu có chứa steroid dexamethasone để giảm viêm đau hoặc loại có chứa lidocaine để giảm đau.

2. Thuốc bôi nhiệt miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng (dưới dạng kem, gel…) kê đơn hoặc không kê đơn như Anbesol, Orabase… có thể dùng để bôi trực tiếp vào vết loét để giảm đau và thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn. Hầu hết các loại thuốc bôi này đều chứa những thành phần hoạt tính như:

  • Benzocaine (Anbesol, Kank-A, Orabase, Zilactin-B)
  • Fluocinonide (Lidex, Vanos)
  • Hydrogen peroxide (thuốc sát trùng miệng Orajel, Peroxyl).

Nhìn chung có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da khi bị nhiệt miệng, bao gồm cả những sản phẩm không chứa hoạt chất. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc chữa nhiệt miệng phù hợp và hiệu quả.

3. Thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống

Thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống chỉ được cân nhắc dùng trong trường hợp bạn có những vết loét nghiêm trọng hoặc việc sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng không hiệu quả. Trong đó có thể bao gồm:

  • Một số loại thuốc không chuyên điều trị nhiệt miệng nhưng có tác dụng giảm viêm, cải thiện các vết loét. Chẳng hạn như thuốc sucralfate (Carafate) điều trị loét ruột hoặc thuốc colchicine dùng cho bệnh gút.
  • Thuốc steroid đường uống dùng để điều trị những vết loét nghiêm trọng mà thuốc bôi không xử lý được. Tuy nhiên, thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nên thường không được ưu tiên.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, naproxen… Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc aspirin không dành cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Thực tế, việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống hiếm khi được áp dụng. Trong trường hợp bạn buộc phải uống thuốc trị nhiệt miệng thì cần được bác sĩ kê đơn chứ không nên tự ý dùng thuốc.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất