Thừa sắt: Điều trị được nhưng khó phát hiện, nhiều hệ lụy • Hello Bacsi

Related Articles

Thừa sắt là tình trạng trong cơ thể dư thừa lượng sắt so với nhu cầu cần thiết. Nếu không được xử lý sớm, sắt lắng đọng trong các cơ quan và có thể làm ngưng hoạt động của chúng.
Vậy thừa sắt là do đâu, làm thế nào để phát hiện sớm cũng như điều trị sao cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung

Thừa sắt là gì?

Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn và không có cách nào để loại bỏ chất sắt dư thừa. Lượng sắt này tích tụ trong khớp, gan, tim, tuyến yên và tuyến tụy.

Dư sắt không điều trị sẽ khiến những cơ quan trên bị tổn thương, gây ra đau tim, tiểu đường, xơ gan, viêm khớp, trầm cảm. Nặng hơn nữa, nó sẽ làm cho các cơ quan ngừng hoạt động, dẫn tới tử vong.

Có hai loại thừa sắt: Nguyên phát do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc thứ phát ở một thời điểm nào đó trong đời do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng

Những dấu hiệu thừa sắt là gì?

Một số bệnh nhân không bao giờ có triệu chứng.

Những người khác có biểu hiện sớm, nhưng không đặc trưng như: mệt mỏi mạn tính (phổ biến nhất), Đau khớp/ viêm khớp, đau bụng, yếu

Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra tình trạng thay đổi màu da (vàng da, da hơi đỏ hoặc tím tái), bệnh tiểu đường, mất ham muốn tình dục, bất lực, trầm cảm, đau tim, suy tim

Với trường hợp di truyền, thường không có dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh cho đến khi lớn lên, thường là trong độ tuổi từ 50–60 ở nam giới và sau 60 tuổi ở phụ nữ. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng sau mãn kinh, khi họ không còn bị mất sắt do kinh nguyệt và mang thai nữa.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi gặp bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của chứng thừa sắt do di truyền. Nếu bạn có một thành viên gia đình bị thừa sắt, hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm di truyền để xác định xem bạn có thừa hưởng gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa sắt hay không.

Thừa sắt có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, thừa sắt có thể dẫn đến một số biến chứng, đặc biệt là ở các khớp xương và trong các cơ quan tích trữ sắt: gan, tuyến tụy và tim. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Vấn đề về gan. Xơ gan chỉ là một trong những vấn đề có thể xảy ra bởi thừa sắt. Xơ gan làm tăng nguy cơ bị ung thư gan và các biến chứng đe dọa tính mạng khác.
  • Vấn đề về tuyến tụy. Tổn thương tuyến tụy có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Vấn đề tim mạch. Sắt thừa trong tim ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu của cơ thể, tình trạng này được gọi là suy tim sung huyết. Thừa sắt cũng có thể gây ra nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
  • Các vấn đề về sinh sản. Thừa sắt có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (liệt dương), mất ham muốn tình dục ở nam giới và không kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Thay đổi màu da. Thừa sắt có thể làm cho làn da của bạn xuất hiện màu đồng hoặc màu xám.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất