Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh

Related Articles

Vì thai ngôi mông có thể gây ra một số nguy hiểm nhất định nếu sinh qua ngả âm đạo nên bác sĩ thường khuyến khích mẹ sinh mổ nhiều hơn để đảm bảo an toàn. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc sinh con ngôi mông để mẹ có thể chọn được phương pháp sinh phù hợp nhé!

Làm thế nào để nhận biết em bé là thai ngôi mông?

Thai ngôi mông hiểu đơn giản là tư thế mà đầu ở trên (đáy tử cung) còn mông hoặc chân của em bé nằm dưới và có thể được ra trước nếu mẹ sinh qua ngả âm đạo. Nếu đã từng có kinh nghiệm mang thai sinh nở, một số mẹ thậm chí có thể sớm nhận biết thai ngôi mông thông qua việc sờ thấy phần cứng nhô lên gần xương sườn (đó là đầu em bé) hoặc qua những cú đạp của thai nhi.

Ở các tuần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đánh giá được em bé đã ổn định ở tư thế thuận lợi để chuẩn bị chào đời hay chưa bằng khám lâm sàng và kết hợp siêu âm để xác nhận xem mẹ bầu có đang mang thai ngôi mông hay không nhằm đưa ra kế hoạch sinh nở phù hợp, an toàn. Trong đó, nếu em bé là thai ngôi mông thì có thể là một trong 3 tư thế sau đây:

  • Thai ngôi mông hoàn toàn: Phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân đưa thẳng lên phía trước cơ thể, bàn chân gần với đầu.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân, kiểu mông, kiểu quỳ: Một hoặc hai bàn chân của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, có thể ra ngoài trước nếu sinh qua ngả âm đạo, có khi em bé có tư thế như quỳ trong bụng mẹ hoặc một chân quỳ 1 chân đưa lên phía trước.

Thai ngôi mông có phổ biến không? Thai nhi có khỏe mạnh khi ở tư thế này?

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu

Trên thực tế, hầu hết thai nhi đều có thể ở ngôi mông vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Đến những tháng cuối thường là từ tuần 32 đến 36, em bé sẽ tự nhiên chuyển sang tư thế đầu hướng xuống đường dẫn sinh (ngôi thuận) để chuẩn bị sẵn sàng chào đời. Nếu thai ngôi mông kéo dài đến sau tuần 37, em bé thường không thể tự xoay mình được nữa. Điều này nghĩa là mẹ phải sinh con ở thai ngôi mông và trường hợp này thường chiếm khoảng 3 đến 4% số ca sinh con đủ tháng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất