Tăng axit uric máu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Acid uric là gì?

Acid uric là một chất thải trong cơ thể, được tích tụ ở các mô hoặc khớp và có thể gây ra nhiều bệnh lý sức khỏe nguy hiểm. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout, tuy nhiên một số loại thức ăn và đồ uống vẫn có thể làm axit uric tăng cao trong máu.

Acid uric là một chất thải được hình thành khi cơ thể phá vỡ purin, có thể được thấy trong một số loại thực phẩm. Phần lớn acid uric sẽ tự đào thải khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân.

Tăng axit uric máu là bệnh gì?

Tăng axit uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức axit uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức axit uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu gồm:

– Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.

– Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.

– Bạn có thể bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Vậy axit uric cao có phải bị gút? Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.

– Bạn mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng acid uric máu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chỉ số axit uric cao khi mang thai: Nguy cơ và cách phòng tránh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng axit uric máu?

Acid uric tăng do nguyên nhân gì? Nguyên nhân gây ra nồng độ axit uric cao (tăng nồng độ axit uric máu) có thể là nguyên phát (tăng nồng độ axit uric do ly giải purine) và thứ phát (nồng độ axit uric cao do một bệnh hoặc tình trạng khác). Đôi khi, cơ thể sản sinh ra acid uric cao hơn mức có thể bài tiết.

Tăng axit uric máu nguyên phát: tăng sản xuất axit uric từ purine do thận không thể lọc được axit uric trong máu, dẫn đến tăng axit uric trong máu.

Tăng axit uric thứ phát:

  • Nguyên nhân axit uric tăng cao là do mắc phải một số bệnh ung thư hoặc hóa chất trị liệu, có thể làm gia tăng tỷ lệ tế bào chết, thường là do hóa trị liệu. Tuy nhiên, mức axit uric cao có thể xảy ra trước khi hóa trị;
  • Sau khi hóa trị, thường có một lượng tế bào tiêu hủy nhanh và hội chứng ly giải khối u có thể xảy ra. Bạn có thể mắc nguy cơ bị hội chứng ly giải khối u nếu bạn được hóa trị liệu cho một số loại bệnh như bạch cầu, lymphoma hoặc đa u tủy;
  • Bệnh thận có thể khiến bạn không thể lọc được axit uric trong cơ thể, từ đó gây tăng axit uric máu;
  • Sử sụng thuốc có thể làm tăng mức axit uric trong máu;
  • Các tình trạng nội tiết hoặc chuyển hóa, ví dụ như một số dạng bệnh tiểu đường hoặc nhiễm toan có thể gây tăng axit uric máu;
  • Tăng nồng độ axit uric có thể gây ra vấn đề về thận.

Có người có thể sống nhiều năm với nồng độ axit uric cao và tình trạng này không phát triển thành bệnh gút hoặc viêm khớp gút. Chỉ có khoảng 20% ​​người có nồng độ axit uric tăng lên mắc bệnh gút, cũng như một số người mắc bệnh gút có mức axit uric trong máu không cao.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất