Tâm lý trẻ 7 tuổi phát triển ra sao? Và lời khuyên dành cho bố mẹ

Related Articles

Bé cưng nhà bạn đang bước vào những năm đầu của bậc tiểu học, con đang dần hòa nhập vào một môi trường mới có thầy cô, bạn bè. Bạn có để ý thấy tâm lý trẻ 7 tuổi có những chuyển biến vượt bậc so với trước? Mẹ có sự chuẩn bị gì để đồng hành cùng con ở độ tuổi này không?

Hãy cùng Hello Bacsi khám phá sự phát triển trong tâm lý trẻ 7 tuổi và tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tâm lý trẻ 7 tuổi sẽ phát triển ra sao?

Những năm đầu đi học là lúc trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tư duy thay vì các kỹ năng vận động như trước. Ở lứa tuổi này, cha mẹ có thể mong đợi sự thay đổi rõ rệt trong tâm trí trẻ dựa trên tất cả những kỹ năng đã hình thành trước đó, hướng đến sự độc lập hơn, phát triển hơn về trí tuệ và cảm xúc.

Tâm lý trẻ 7 tuổi: Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu

Hầu hết trẻ em 7 tuổi đều thể hiện khát khao tìm hiểu, học hỏi về mọi thứ xung quanh. Trẻ 7 tuổi được ví như các nhà khoa học nhí hay những phi hành gia đi tìm kiếm những điều thú vị về vũ trụ. Với tâm lý này, trẻ ở độ tuổi này rất thích đặt câu hỏi cho bố mẹ và những người xung quanh để thỏa mãn sự tò mò của mình. Ví dụ như: tại sao bầu trời lại có màu xanh, tại sao gió thổi thì cây lại lắc lư, tại sao cây lại tròn hay con được sinh ra như thế nào…

Phát triển về tính cách và nhận thức về bản thân

Nét nổi bật trong tâm lý của trẻ 7-8 tuổi là sự phát triển rõ nét về tư duy, suy nghĩ và đặc biệt là hình thành tính cách cũng như nhận thức về bản thân, thế giới xung quanh.

Xu hướng thích chơi một mình

tâm lý trẻ 7 tuổi

Mặc dù nhiều bé thích chơi với bạn bè nhưng tâm lý của trẻ 7 tuổi đã bắt đầu có sự thay đổi, con sẽ có những lúc thích chơi một mình, đọc sách hay dành thời gian ở một mình. Đây là một trong những bước đệm quan trọng để trẻ phát triển về tâm lý khi lên 8.

Trẻ dần suy nghĩ nhiều hơn, để ý đến lời nói của bố mẹ và những người xung quanh. Thời gian ở một mình sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức về bản thân và mối quan hệ của trẻ với người khác.

Thích tranh luận nhiều hơn với bạn bè

Sự độc lập trong suy nghĩ và khả năng nói dần hoàn thiện ở trẻ 7 tuổi. Do đó, bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong tâm lý trẻ 7 tuổi là các bé thích tranh luận cùng bạn bè nhiều hơn là tranh giành đồ chơi như lúc còn bé. Tất nhiên sẽ có nhiều lúc các bé giận dỗi nhau nhưng lúc này người lớn không nên là người giải quyết mà tốt nhất hãy trở thành “quân sư” để các bé tự hòa giải với nhau.

Phát triển mối quan hệ xã hội

Những năm đầu đi học, trẻ bắt đầu mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh và mối quan hệ với người khác. Trẻ có xu hướng dần trở nên thân thiết với bạn bè và chia sẻ với thầy cô nhiều hơn là ba mẹ. Hay nói cách khác, đây là lúc trẻ mở rộng mối quan hệ của mình, gặp gỡ, học hỏi và phát triển.

Phát triển ngôn ngữ và tư duy

Sau một năm đi học, trẻ có thể tăng vốn từ vựng của mình lên hàng nghìn hay hàng triệu từ. Đồng thời kỹ năng đọc cũng phát triển thành thạo hơn. Có thể nói, đây là giai đoạn tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng nhất. Song song với đó là sự phát triển về tư duy logic, khả năng suy nghĩ, suy luận và phản biện. Nếu có thể, bố mẹ nên hình thành cho con kỹ năng đọc sách và thảo luận ngay ở độ tuổi này.

Tâm lý trẻ 7 tuổi: Lời khuyên nuôi dạy con dành cho bố mẹ

tâm lý trẻ 7 tuổi

Với những bước phát triển đặc biệt trong tâm lý trẻ 7 tuổi mà dưới đây sẽ lời khuyên nuôi dạy con hữu ích dành cho các bậc làm bố mẹ:

Rèn kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Mặc dù có thể vẫn cần sự nhắc nhở từ bố mẹ nhưng đến năm 7 tuổi, trẻ cần tự giác trong việc duy trì thói quen và kỹ năng tự vệ sinh cá nhân như: đánh răng, rửa tay, thay đồ … Đồng thời với xu hướng thích tự lập, trẻ cũng sẽ rất hứng thú khi được bố mẹ hướng dẫn một số việc tự chăm sóc mình, chẳng hạn tự gấp đồ, tự dọn dẹp bàn học, tự gấp chăn… Lúc này, bố mẹ cần thực sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng để chỉ dạy cho con nhé!

Học cách sống yêu thương để hoàn thiện tâm lý trẻ 7 tuổi

Hầu hết trẻ 7 tuổi đã có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ và phân biệt được đúng, sai. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để bố mẹ tạo cho bé một môi trường phát triển đạo đức tốt nhất. Hãy dạy cho con cách yêu thương mọi người xung quanh thông qua các việc làm từ thiện nho nhỏ hay rèn luyện cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác bừa bãi, không bẻ cây xanh…

Khuyến khích trẻ học tập

Trẻ 7 tuổi, với tâm lý ham học hỏi và khám phá, cùng với sự phát triển các kỹ năng như đọc, nói và làm toán, bố mẹ có thể lồng ghép những kỹ năng này vào đời sống hằng ngày. Từ đó, biến các bài học trên lớp trở nên gần gũi hơn. Ví dụ như: học tính toán khi đi siêu thị hay làm các bài toán nhỏ khi cùng trẻ vào bếp. Đây cũng là một phần giúp bố mẹ gắn kết với trẻ nhiều hơn.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao

Ngoài các phát triển về tâm lý, sự phát triển về thể chất và kỹ năng vận động ở lứa tuổi này cũng rất quan trọng. Khi được 7 tuổi hầu hết các bé đã phát triển hoàn thiện các kỹ năng phối hợp và giữ thăng bằng. Do đó, bố mẹ có thể cùng trẻ chơi những môn thể thao có độ phức tạp cao hơn như bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây… hay các các môn thể thao trí tuệ như cờ vua, cờ tỷ phú…

Sự phát triển trong tâm lý trẻ 7 tuổi được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu khả năng tự nhận thức bản thân, sự phát triển về tư duy và khám phá những tài năng của con trẻ. Hy vọng bài viết này của Hello Bacsi có thể hỗ trợ bố mẹ trang bị hành trang cùng con khôn lớn nhé!


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất