Tác dụng của estrogen đối với cơ thể là gì? Tìm hiểu để sống khỏe hơn

Related Articles

Estrogen là nhóm hormone giới tính được sản sinh từ buồng trứng. Do đó, mọi người còn gọi chúng là nội tiết tố nữ. Ngoài khả năng duy trì vẻ đẹp ở phụ nữ, sức khỏe tổng thể cũng có thể chịu sự chi phối của nhóm hormone này.

Vậy, bạn đã biết gì về estrogen cũng như tác dụng của estrogen đối với sức khỏe? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Estrogen là gì?

Từ giai đoạn tuổi dậy thì trở đi, hàng tháng, buồng trứng sẽ bắt đầu tiết ra hormone estrogen với mục đích:

  • Thúc đẩy sự phát triển cũng như duy trì các đặc tính sinh dục nữ, ví dụ như ngực hay lông, tóc
  • Điều hòa kinh nguyệt cũng như hệ sinh sản

Thông thường, nồng độ estrogen sẽ tăng đột ngột trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt nhằm kích thích rụng trứng. Sau đó, hàm lượng hormone sinh dục nữ này sẽ từ từ hạ dần về mức bình thường.

Các loại hormone estrogen

Thực tế, estrogen là tên gọi chung của một nhóm nội tiết tố nữ gồm:

Estrone (E1)

Đây là một dạng estrogen yếu. Đồng thời, estrone cũng là loại estrogen duy nhất còn lại ở phụ nữ sau mãn kinh. Thông thường, hormone này sẽ phân bố trong hầu hết các mô nhưng chủ yếu là mỡ và cơ bắp.

Estradiol (E2)

Các chuyên gia đánh giá estradiol là loại estrogen mạnh nhất. Thực tế, estradiol là steroid sản sinh từ buồng trứng, góp phần vào một loạt vấn đề phụ khoa như:

  • U xơ
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Các dạng ung thư chỉ xảy ra ở nữ, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung

Estriol (E3)

Loại yếu nhất trong nhóm hormone estrogen là estriol. Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm thải sau quá trình sử dụng estradiol (E2) của cơ thể. Mang thai là thời điểm estriol sinh ra nhiều nhất.

Estrogen có tác dụng gì đối với cơ thể?

Tác dụng của estrogen đối với sức khỏe phụ nữ
Hormone estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như cải thiện sức khỏe phụ nữ.

Theo nhiều chuyên gia, estrogen đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tác dụng của estrogen có thể ảnh hưởng đến những cơ quan như:

  • Buồng trứng: hỗ trợ kích thích sự phát triển của nang trứng.
  • Âm đạo: thúc đẩy sự tăng trưởng của âm đạo đến kích thước trưởng thành, củng cố độ dày của thành âm đạo và tăng độ axit trong môi trường ở đây nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Mặt khác, estrogen còn chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo.
  • Ống dẫn trứng: góp phần tăng cường phát triển cho lớp thành cơ bắp ở ống dẫn trứng, đồng thời điều phối các cơn co thắt tại đây nhằm vận chuyển trứng và tinh trùng.
  • Tử cung: tác dụng của estrogen đối với bộ phận tử cung rất đa dạng, bao gồm:
    • Tăng cường và duy trì lớp màng nhầy (niêm mạc) tử cung
    • Tăng kích thước của nội mạc tử cung
    • Gia tăng lưu lượng máu cũng như hàm lượng protein và các hoạt động của enzyme tại đây
    • Kích thích các cơ trong tử cung phát triển và hoạt động
    • Hỗ trợ loại bỏ mô chết khỏi thành tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Cổ tử cung: điều chỉnh dòng chảy cũng như độ dày của dịch tiết niêm mạc tử cung, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng và thụ tinh.
  • Các tuyến vú: kết hợp với những hormone khác ở đây và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy cơ quan này phát triển. Ngoài ra, chúng còn có công dụng bít sữa sau khi trẻ sơ sinh đã bước vào thời kỳ cai sữa mẹ.

Estrogen tạo sự khác biệt giữa nam và nữ ra sao?

Mặt khác, tác dụng của estrogen còn bao gồm cả việc tạo ra khác biệt về mặt sinh lý cũng như hình thể giữa nam và nữ. Ví dụ, trong cơ thể phụ nữ, estrogen sẽ góp phần:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất