Sưng hàm: 15 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả

Related Articles

Tăng bạch cầu đơn nhân là căn bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc nước bọt, gây sưng hàm dưới và các hạch bạch huyết ở cổ. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra các vấn đề khác như:

  • Đau họng
  • Sốt
  • Người mệt mỏi

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Epstein Barr. Cũng như sởi, quai bị và rubella, hiện nay chưa có phương pháp đặc trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm và biến mất sau khoảng 2–4 tuần.

9. Sưng hàm do bệnh Lyme

Bệnh Lyme là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Borrelia. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn của ve. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là những quầng ban đỏ xung quanh vết cắn. Ở mức độ tiến triển, căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hàm như:

  • Sưng đau hoặc cứng cơ hàm
  • Đau khớp hàm
  • Khó khăn khi cử động hàm
  • Có các âm thanh lạ khi đóng hoặc mở miệng

Một số triệu chứng toàn thân khác của bệnh bao gồm:

  • Đau đầu
  • Cứng cổ
  • Rũ một bên mặt
  • Đau nhức xương, khớp và cơ bắp
  • Đau dây thần kinh
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Thở hụt hơi

10. Sưng hàm do u nang hàm

U nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, tồn tại ở thể nửa rắn hoặc khí với nhiều kích thước khác nhau. U nang có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả hàm.

U nang hàm hình thành bên trong xương hàm hoặc xung quanh chân răng. Khi u nang hàm phát triển, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở môi, nướu và răng
  • Răng lung lay
  • Yếu xương hàm
  • Sưng hàm

11. Viêm khớp dạng thấp

<img alt="Sưng hàm do

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mãn tính gây sưng, đau và cứng khớp. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là đỏ và viêm ở khớp cổ tay, chân, đầu gối…

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng làm thay đổi kích thước hàm như sưng hạch bạch huyết và viêm tuyến nước bọt. Bên cạnh đó, viêm khớp thái dương hàm (TMJ) cũng là một biểu hiện phổ biến của căn bệnh này.

12. Sưng hàm do bệnh Lupus

Lupus là một rối loạn tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus có thể đe dọa tính mạng.

Sưng hàm dưới, mặt, tay, chân và bàn chân là những dấu hiệu thường gặp của bệnh. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Đau hoặc sưng khớp
  • Đau và loét miệng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi

13. Hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hội chứng mệt mỏi kinh niên là một rối loạn được đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi mãn tính nhưng không liên quan đến bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sương mù não
  • Đau cơ hoặc đau khớp không giải thích được
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách

14. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số loại thuốc có thể gây sưng các hạch bạch huyết. Chúng bao gồm thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin, Phenytek) và các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét.

15. Sưng hàm do ung thư

Sưng hàm do ung thư miệng

Ung thư tuyến giáp, ung thư đầu, cổ và ung thư miệng đều có thể gây sưng ở các vị trị như cổ hoặc hàm. Các loại ung thư này có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện một khối cứng hoặc có hình dạng bất thường ở vùng đầu cổ
  • Lở loét khó lành
  • Cảm giác đau ở cổ, họng hoặc tai
  • Sút cân không kiểm soát
  • Mệt mỏi

Ngoài ra, một số loại ung thư ở các vị trí khác cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc hàm, gây ra tình trạng sưng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất