Sưng hạch bạch huyết cảnh báo điều gì? • Hello Bacsi

Related Articles

Nhiễm trùng tai có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn, nhưng bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai.

Nhiễm virus

Có rất nhiều loại virus tấn công cơ thể và ảnh hưởng đến hạch bạch huyết. Thông thường hạch lympho sẽ sưng lên ngay vị trí virus tấn công.

Dưới đây là các loại virus thường đứng sau tình trạng sức khỏe này:

  • Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster
  • Rubeola, một loại siêu vi gây sởi
  • Virus HIV, gây ra bệnh AIDS
  • Herpes simplex, virus gây ra mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục và viêm não mụn rộp
  • Cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm

Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng hạch bạch huyết sưng lên. Dưới đây là các loại vi khuẩn thường làm sưng hạch bạch huyết:

  • Streptococcus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan
  • Staphylococcus hay staph, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, hội chứng sốc chất độc (TSS) hoặc viêm vú
  • Mycobacterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao

Nhiễm HIV/ AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một virus gây ra AIDS. Loại virus này đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh, do đó bạn có thể được chẩn đoán trễ. Trên thực tế, việc phát hiện bệnh AIDS muộn có thể gây tử vong.

Do đó, nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng đi kèm với các triệu chứng khác như suy nhược, đau cơ và nhức đầu, hãy đến gặp ngay bác sĩ.

Nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng nướu và răng có thể làm hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng răng thường do áp xe răng.

Mononucleosis

Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách có thể liên quan đến bệnh Mononucleosis, một bệnh do virus gây ra. Virus được lây lan từ nước bọt của người bệnh làm bạn bị đau họng, sốt, ngứa, vàng da, chảy máu cam và khó thở.

Nhiễm trùng da

Các bệnh ngoài da cũng có thể làm cho tuyến bạch huyết sưng lên. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa. Dưới đây là một số loại bệnh ngoài da có thể gây sưng hạch bạch huyết:

  • Eczema, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Viêm da tiếp xúc

  • Áp xe da do nhiễm khuẩn

  • Chấy rận trên da đầu

Đau họng

Đau họng là một bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân có thể khác nhau, từ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amidan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.

Những tình trạng này gây viêm, do đó bạn sẽ thấy sưng hạch ở cổ hoặc dưới hàm.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch có thể làm cho bạn yếu và dễ mắc bệnh do “hàng rào” chống lại mối đe dọa gây bệnh đã bị suy yếu hoặc xáo trộn. Thông thường các rối loạn miễn dịch thường xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn như các bệnh thấp khớp và lupus.

Ung thư

Bạn không nên đánh giá thấp sưng hạch bạch huyết vì tình trạng này có thể là khởi đầu của bệnh ung thư. Ví dụ như, trong cơ thể bạn có những tế bào ung thư. Sau đó, các tế bào ung thư di chuyển qua các mạch bạch huyết làm cho hạch này sưng lên.

Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm:

  • Ung thư da
  • Ung thư vú
  • Ung thư bạch cầu
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày

Ung thư hạch bạch huyết và các loại ung thư khác vẫn có thể được kiểm soát ở giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải phát hiện ung thư hạch bạch huyết hoặc các bệnh ung thư khác càng sớm càng tốt.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra sưng hạch bạch huyết. Trong số đó có bệnh giang mai, bệnh lậu và chlamydia. Hơn nữa, nếu các tình trạng sưng do nguyên nhân này xảy ra, hạch ở bẹn thường chịu ảnh hưởng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sưng hạch bạch huyết?

Một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất