Rối loạn lo âu xã hội • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Cảm thấy lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường. Ví dụ như có một buổi hẹn hò hoặc một bài thuyết trình có thể gây ra cảm giác bồn chồn. Tuy nhiên, đối với rối loạn lo âu xã hội, hay còn gọi là chứng sợ xã hội, các tương tác hàng ngày gây ra sự lo lắng, sợ hãi, ý thức bản thân và bối rối đáng kể do bạn sợ bị xoi mói kỹ lưỡng hoặc bị đánh giá bởi những người khác.

Ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, nhưng với điều trị như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp bạn có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác.

Mức độ phổ biến của chứng lo âu xã hội

Chứng rối loạn lo âu xã hội (sợ xã hội) là vấn đề sức khỏe tâm thần lớn thứ ba trên thế giới hiện nay. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng lo âu xã hội là gì?

Cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số người có bản chất tự nhiên dè dặt và những người khác thì dễ hòa nhập.

Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, rối loạn lo âu xã hội bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.

Triệu chứng cảm xúc và hành vi

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể diễn ra dai dẳng:

  • Sợ các tình huống mà bạn có thể bị đánh giá
  • Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân
  • Lo lắng bạn sẽ xúc phạm một ai đó
  • Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ
  • Sợ những người khác nhận thấy bạn đang lo lắng
  • Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy
  • Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ
  • Tránh tình huống mà bạn có thể là trung tâm của sự chú ý
  • Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ
  • Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân
  • Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội

Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.

Loại biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội là khi bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ chỉ trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước công chúng, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.

Triệu chứng thực thể

Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi có thể đi cùng với ám ảnh sợ xã hội bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn
  • Hơi thở hổn hển
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”
  • Tiêu chảy
  • Căng thẳng cơ bắp

Tránh các tình huống xã hội bình thường

Các hoạt động thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:

  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Tương tác với người lạ
  • Ăn ở trước mặt người khác
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Bắt chuyện
  • Hẹn hò
  • Tham dự tiệc hoặc tụ họp xã hội
  • Đi làm hoặc đi học
  • Bước vào một căn phòng mà mọi người đều đã ngồi
  • Trả lại hàng cho cửa hàng

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể thay đổi theo thời gian. Chúng có thể bùng lên nếu bạn phải đối mặt với nhiều căng thẳng hay đòi hỏi. Mặc dù tránh các tình huống gây lo lắng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, lo lắng có thể tồn tại trong thời gian dài nếu bạn không nhận được điều trị.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất