Phù phổi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân gây phù phổi được chia làm 2 nhóm, cụ thể như sau:

Phù phổi do tim

Nó thường là kết quả của suy tim. Khi tâm thất trái bị bệnh hoặc làm việc quá sức không thể bơm đủ lượng máu mà nó nhận được từ phổi , áp lực trong tim sẽ tăng lên. Áp suất tăng sẽ đẩy chất lỏng qua thành mạch máu vào các túi khí.

Các tình trạng y tế có thể gây suy tim và dẫn đến phù phổi bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh cơ tim
  • Các vấn đề về van tim như hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van tim hai lá hay van bị rò rỉ
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp)
  • Các vấn đề về tim khác như viêm cơ tim, dị tật tim bẩm sinh và nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Bệnh thận
  • Các tình trạng sức khỏe mạn tính, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp và sự tích tụ sắt (bệnh huyết sắc tố) hoặc protein (bệnh amyloidosis) cũng có thể góp phần gây suy tim và gây phù phổi.

Phù phổi không liên quan đến tim

Phổi chứa nhiều túi khí nhỏ, đàn hồi được gọi là phế nang. Với mỗi lần thở, các túi khí sẽ lấy oxy và giải phóng CO2. Trong một số trường hợp, phế nang bị lấp đầy dịch thay vì không khí và ngăn cho máu không hấp thụ oxy – nguyên nhân gây phù phổi.

Nguyên nhân của phù phổi không do tim bao gồm:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
  • Phản ứng có hại của thuốc hoặc dùng thuốc quá liều
  • Cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi)
  • Tiếp xúc với một số chất độc
  • Hít phải khói thuốc
  • Tiếp xúc độ cao
  • Suýt chết đuối
  • Phù phổi áp lực âm
  • Do chấn thương đầu, động kinh hoặc phẫu thuật não
  • Chấn thương phổi liên quan đến truyền máu
  • Nhiễm virus như vi rút hantavirus và vi rút sốt xuất huyết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi?

Suy tim và các bệnh tim khác làm tăng áp lực trong tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi. Các yếu tố nguy cơ của suy tim bao gồm:

  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Sử dụng rượu
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh van tim
  • Huyết áp cao
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ

Bên cạnh đó, những người từng bị bệnh về phổi như bệnh lao, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có các rối loạn mạch máu, rối loạn máu cũng có nguy cơ bị phù phổi.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phù phổi?

chẩn đoán bệnh phù phổi

Các vấn đề về hô hấp cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để lắng nghe tim và phổi, cũng như kiểm tra huyết áp. Bên cạnh đó, các dấu hiệu bên ngoài như sưng ở chân/bụng hoặc da xanh xao cũng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phù nề phổi của bạn. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh đã từng mắc bệnh tim hoặc phổi chưa.

Một số các xét nghiệm khác có thể được sử dụng trong việc chuẩn đoán phù phổi như sau:

  • Chụp X-quang hoặc CT lồng ngực
  • Đo oxy xung
  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Xét nghiệm máu
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Siêu âm phổi

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phù phổi?

Phương pháp điều trị phù phổi cấp đầu tiên là bổ sung oxy. Máy cung cấp oxy dưới áp suất để giúp có thêm không khí vào phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể cần phải chèn một ống nội khí quản hoặc ống thở xuống cổ họng của bạn và sử dụng thông khí cơ học.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất