Phù chân ở người già: Nguyên nhân và Cách chữa trị • Hello Bacsi

Related Articles

Biến chứng

Khi nhắc đến bệnh phù chân ở người cao tuổi, hiện tượng sưng chân không phải là mối quan tâm duy nhất. Bên cạnh đó, bệnh phù chân cũng có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Chân sưng đau và bị cứng cơ
  • Di chuyển khó khăn
  • Da bị ngứa và khó chịu
  • Giảm lưu thông máu
  • Giảm độ đàn hồi của động mạch, khớp cơ và tĩnh mạch
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở khu vực bị sưng Hình thành sẹo giữa các lớp mô, từ đó làm cản trở lưu thông máu và giảm tính đàn hồi của các động mạch, tĩnh mạch, cơ bắp và khớp.
  • Tăng nguy cơ bị loét da.

Chẩn đoán bệnh phù chân ở người già

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào vùng chân bị sưng, và khi tạo áp lực lên vùng phù sẽ khiến chân bị lõm từ vài giây đến vài phút trước khi trở về trạng thái bình thường. Đồng thời, bác sĩ quan sát xem người bệnh có bị giãn tĩnh mạch chân, đổi màu da, loét da hoặc khô da hay không..

Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra nhịp tim, mạch đập và huyết áp để xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên những thông tin mà người bệnh cung cấp như tiền sử bệnh và những gì mà bác sĩ thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ xác định xem liệu có cần làm cận lâm sàng bổ sung hay không.

Các xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm phân tích nước tiểu (để tìm protein trong nước tiểu), creatinine (xét nghiệm chức năng thận), TSH (một số tình trạng tuyến giáp dẫn đến phù), glucose, albumin (một loại protein chính được tìm thấy trong máu) và các bài kiểm tra chức năng gan khác.

Bên cạnh đó, một số cận lâm sàng đánh giá chức năng tim cũng được thực hiện như chụp X-quang ngực xem tim có to bất thường, hoặc có chứa dịch màng phổi. Hoặc siêu âm tim để quan sát các buồng tim và trạng thái co cơ tim.

D-dimer là một xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện cục máu đông và siêu âm doppler ở chân để tìm huyết khối tĩnh mạch sâu. Cả 2 vốn là những nguyên nhân phổ biến chỉ gây sưng một chân của người bệnh.

Cũng có thể bác sĩ không cần phải yêu cầu xét nghiệm bổ sung. Đặc biệt nếu xét nghiệm máu đã được thực hiện trong vài tháng qua và các triệu chứng, khám phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thì bác sĩ có thể tiến hành điều trị ngay lúc này.

Thăm khám với bác sĩ

Để việc điều trị dứt điểm và giảm đi các triệu chứng, bác sĩ cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh (nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh liên quan tim, thận, gan…). Bác sĩ có thể hỏi người bệnh 1 số câu như:

thăm khám bệnh phù chân ở người già

  • Tình trạng này đã kéo dài bao lâu?
  • Cả 2 chân đều như nhau, hay 1 chân sẽ đau nặng hơn chân còn lại?
  • Bị phù chân nhưng khi ấn vào có đau không?
  • Người bệnh đang dùng các loại thuốc nào? Có thay đổi thuốc gần đây không?
  • Bệnh phù chân có đỡ hơn khi qua đêm? Hoặc khi kê chân lên vị trí cao hơn?
  • Phù chân có kèm tình trạng khó thở? Người bệnh có gặp khó khăn gì khi nằm hay không?

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ muốn biết đầy đủ về tiền sử bệnh, để xác định xem liệu người bệnh đã từng bị ung thư, xạ trị hay phẫu thuật hoặc có đang gặp vấn đề về các bệnh lý khác.

>>> Bạn có thể quan tâm: Máy tạo nhịp tim cho người già hoạt động ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng?

Cách chữa phù chân ở người già

Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và đang trong giai đoạn nào mà bệnh phù chân ở người cao tuổi sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những người cao tuổi phát hiện sớm bệnh phù chân, bệnh sẽ được điều trị để giảm triệu chứng nhanh và có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất