Phòng ngừa chấn thương đầu ở trẻ em như thế nào? • Hello Bacsi

Related Articles

Chấn thương đầu ở trẻ dạng nhẹ

Chấn thương đầu ở trẻ

May mắn là hầu hết các tình trạng chấn thương đầu ở trẻ em do té ngã thường chỉ ở mức độ nhẹ. Do đó, trẻ sẽ không bị mất ý thức hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Trẻ thường khóc sau khi bị té ngã gây đau nhưng điều này nhanh chóng đi qua và bé lại vui chơi như bình thường. Do đó, bạn không cần phải đưa bé đến bệnh viện để chụp X-quang hay CT. Thay vào đó, bạn hãy theo dõi con tại nhà và tiến hành sơ cứu nếu:

  • Nếu bé bị chảy máu, hãy tiến hành sơ cứu vết thương cho bé đúng cách
  • Chườm đá hoặc đắp nước lạnh, sạch lên vùng da đầu bị sưng trong 10 – 15 phút
  • Cho bé nghỉ ngơi
  • Nếu bé đã biết nói và than đau, bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau như tylenol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ để giảm đau đầu nhẹ
  • Quan sát trẻ trong khoảng 12 – 24 giờ để kịp thời nhận biết các triệu chứng chấn thương đầu nghiêm trọng hơn để có biện pháp can thiệp kịp thời. Những biểu hiện nghiêm trọng có thể là nôn mửa liên tục, đau đầu dữ dội, co giật, mất thăng bằng hoặc thay đổi hành vi, máu chảy ra từ tai hoặc mũi…

Những hiểu lầm về tình trạng chấn thương đầu dạng nhẹ ở trẻ

Một số lầm tưởng phổ biến về chấn thương đầu ở trẻ dạng nhẹ bao gồm:

1. Không nên cho trẻ đi ngủ sau khi bị chấn thương nhẹ ở đầu, điều này có đúng?

Bạn quá lo sợ con có thể gặp vấn đề nào đó nghiêm trọng sau khi bị chấn thương đầu dạng nhẹ nên không cho con đi ngủ vì sợ khó có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường. Nếu rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình hình của bé để bạn yên tâm.

Thực tế là hầu hết trẻ em bị chấn thương đầu dạng nhẹ không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào nên bạn hàn toàn có thể để bé đi ngủ nếu đến giờ ngủ hoặc thời gian ngủ trưa. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi bé, đặc biệt là trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra chấn thương nhằm đảm bảo con không phát sinh vấn đề gì đáng nghi ngại. Nếu bé ngủ, đừng đánh thức con trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với hầu hết trẻ nhỏ, nếu đã đến giờ đi ngủ mà bạn không cho bé vào giường, con sẽ trở nên cáu kỉnh. Điều này sẽ khiến việc nhận biết các bất thường của con trở nên khó khăn hơn.

2. Đầu con bị sưng to như một quả trứng sau khi té ngã là dấu hiệu cảnh báo bé bọ nứt/vỡ xương sọ?

Sự thật là hầu hết tình trạng sưng to ở đầu sau khi trẻ bị té ngã, chấn thương đều không thể khẳng định bé nứt hay vỡ xương sọ. Nếu cảm thấy bất an về tình trạng của con, bạn nên đưa bé đến bệnh viện.

3. Nếu bé không bị mất ý thức thì chấn thương không có gì nghiêm trọng?

Nếu có biểu hiện mất ý thức sau khi bị chấn thương, bé có nguy cơ cao đang bị chấn thương đầu nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tuy té ngã ở khoảng cách ngắn nhưng trẻ lại có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng dù không có biểu hiện mất ý thức.

Sau khi con bị chấn thương, dù có đưa bé đến bệnh việc để khám hay không, bạn cũng nên theo dõi con cẩn thận. Hãy đưa con đi khám nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất