Phẫu thuật thay khớp gối và những điều bạn cần biết • Hello Bacsi

Related Articles

Trong những năm gần đây, phẫu thuật thay khớp gối hay “tái tạo đầu gối” đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ bọc khớp gối bằng các thành phần kim loại hoặc nhựa chuyên dụng. Ngoài ra, họ cũng có thể ghép khớp nhân tạo. Điều này giúp đầu gối hoạt động ổn định.

Phẫu thuật thay khớp gối thường được áp dụng trong những trường hợp chấn thương gây tổn hại đến đầu gối, chẳng hạn như:

  • Thoái hóa khớp gối
  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc sau chấn thương

Phần lớn những người thực hiện phẫu thuật thay khớp gối thuộc độ tuổi 50–80. Ngoài ra, hơn 90% người bệnh đã cải thiện thể trạng đáng kể sau ca mổ, bao gồm cường độ đau giảm và khả năng vận động dần dần hồi phục.

Bên cạnh đó, theo thống kê từ các chuyên gia, chỉ cần bạn tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc đầu gối từ bác sĩ, khớp gối mới có thể hoạt động tốt trong ít nhất 15 năm. Không những thế, 80–85% trường hợp có thể kéo dài đến 20 năm.

Qua bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về phẫu thuật thay khớp gối cũng như thủ thuật này hữu ích như thế nào.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương.

Phẫu thuật thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối là một dạng phẫu thuật chỉnh hình, bao gồm tái tạo hoặc thay thế các khớp bị thoái hóa bằng cách sử dụng khớp nhân tạo hoặc khớp giả.

Lớp sụn khớp gối bị tổn thương hoặc mài mòn sẽ khiến các đoạn xương đầu gối tiếp xúc và ma sát mãnh liệt với nhau. Điều này dẫn đến những cơn đau khó chịu, đồng thời cũng cản trở đầu gối cử động.

Do đó, sự hiện diện của khớp nhân tạo giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn. Ngoài ra, lúc này đầu gối cũng có thể vận động đúng cách.

Thủ thuật thay khớp gối áp dụng trong trường hợp nào?

Phẫu thuật thay khớp gối là lựa chọn điều trị lý tưởng cho ba trường hợp phổ biến như sau:

Viêm xương khớp

Đây là loại viêm khớp có mối liên hệ mật thiết đến tuổi tác, xuất hiện bởi sự bào mòn thông thường theo thời gian của khớp gối. Viêm xương khớp chủ yếu ảnh hưởng đến các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày nay, kể cả những người trẻ tuổi hơn cũng có nguy cơ mắc bệnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân viêm xương khớp thường do tình trạng viêm, tổn hại và hao mòn của lớp sụn khớp. Theo thời gian, lớp sụn sẽ bị mài mòn dần, gây nên tình huống các đoạn xương cọ xát với nhau. Để bù đắp vào “lỗ hổng” do sụn để lại, xương có xu hướng phát triển dày hơn, dẫn đến việc ma sát cũng nhiều hơn, từ đó tăng cường độ cơn đau mà người bệnh phải chịu đựng.

Bạn có thể quan tâm: Đối phó với viêm xương khớp, đừng quên những siêu thực phẩm sau.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi lớp màng quanh khớp gối trở nên dày và viêm. Tình trạng viêm mãn tính tạo tác động tiêu cực trực tiếp đến sụn, gây đau và cứng khớp.

Viêm khớp sau chấn thương

Phẫu thuật thay khớp gối 1

Một ca chấn thương đầu gối nghiêm trọng cũng có nguy cơ gây viêm khớp. Đoạn xương quanh đầu gối gãy hoặc dây chằng rách ảnh hưởng đáng kể đến phần sụn khớp gối.

Khi nào bạn cần đến phẫu thuật thay khớp gối?

Phẫu thuật đầu gối có thể phù hợp với những người đáp ứng một hoặc nhiều yếu tố dưới đây:

  • Đau đầu gối hoặc cứng khớp nghiêm trọng. Không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang, lên xuống xe, đứng dậy khỏi ghế…
  • Cơn đau ở đầu gối không quá nghiêm trọng nhưng kéo dài liên tục, kể cả trong thời gian nghỉ ngơi hay ngủ.
  • Viêm đầu gối mãn tính. Tình trạng sưng không cải thiện sau khi dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi.
  • Khớp gối biến dạng.
  • Trầm cảm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.

Ngoài ra, nếu những biện pháp điều trị đau đầu gối đã được áp dụng từ trước không hiệu quả, lúc bấy giờ, phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất