Phân độ mất nước khi bị tiêu chảy và cách điều trị hiệu quả • Hello Bacsi

Related Articles

Mất nước là tình trạng lượng nước thoát ra ngoài cơ thể lớn hơn lượng nước được đưa vào, khiến cơ thể bị thiếu nước và các chất điện giải. Nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể và phân bố ở tất cả các cơ quan. Chính vì vậy, mất nước trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Mất nước là biến chứng nghiêm trọng nhất mà bạn cần cảnh giác khi bị tiêu chảy và nôn mửa. Mất nước có nhiều mức độ, ở giai đoạn nhẹ, có thể chỉ cần bù nước thì cơ thể đã hồi phục nhưng ở giai đoạn nặng thì cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về phân độ mất nước cũng như các dấu hiệu cụ thể ở từng mức độ để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Phân độ mất nước và các dấu hiệu cụ thể

Tình trạng mất nước của cơ thể sẽ được phản ánh thông qua các triệu chứng như mức độ khát nước, tình trạng da, mạch, huyết áp, tần suất đi tiểu, màu sắc nước tiểu và nhiệt độ tay chân.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mất nước được phân thành 3 loại chính là mức nước nhẹ (mất nước độ 1), mức nước trung bình (mất nước độ 2) và mức nước nặng (mất nước độ 3). Việc đánh giá phân độ mất nước sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng. Cụ thể:

phân độ mất nước

Các biểu hiện ban đầu khi bị mất nước thường chỉ thể hiện qua việc khát nước, tần suất đi tiểu và màu sắc nước tiểu. Khi mức độ mất nước tăng lên, các triệu chứng khác sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Ở mức độ vừa và nặng, cơ thể sẽ “cố gắng” bù đắp việc thiếu hụt chất lỏng bằng cách tăng nhịp tim và làm cho các mạch máu co lại để cố gắng duy trì huyết áp và lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất