Những thắc mắc thường gặp của người bệnh đái tháo đường • Hello Bacsi

Related Articles

Với người bị đái tháo đường, việc tuân theo phác đồ điều trị, duy trì một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý giúp họ mau chóng phục hồi và tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các tình huống xấu (1). Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số người bệnh thường điều trị ngoại trú nên ít có cơ hội tiếp xúc trao đổi với bác sĩ khi cần. Việc tìm hiểu thông tin về bệnh, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất… chủ yếu dựa vào những thông tin tìm kiếm được trên Internet. Thế nhưng, không phải trang mạng nào cũng cung cấp thông tin chuẩn xác và không có một chế độ ăn hay luyện tập cụ thể nào có thể áp dụng cho mọi người. Do đó, trong vấn đề tập luyện và dinh dưỡng, người bệnh rất dễ ăn sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để có được thông tin hữu ích từ bác sĩ trong những lần tái khám với khoảng thời gian hạn hẹp, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

6 vấn đề mà người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để kiểm soát đường huyết tốt

Với những ai vừa nhận chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chắc hẳn sẽ có khá nhiều thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Hiểu được điều đó, Hello Bacsi đã tổng hợp một vài câu hỏi thường gặp kèm theo những giải đáp hữu ích để giúp người bệnh dễ dàng “chung sống” với căn bệnh thời đại này.

1. Để đảm bảo sức khỏe, tôi nên ăn gì, kiêng gì?

Nếu muốn quản lý bệnh tốt, bạn nên đặt câu hỏi này với bác sĩ điều trị. Nguyên do là có khá nhiều người bị đái tháo đường vì sợ tăng đường huyết mà nhịn ăn, kiêng khem quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực tế, người bệnh vẫn đảm bảo 4 yếu tố dinh dưỡng bao gồm: đường – đạm – béo – chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường, từ đó hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau ăn (2).

Đặc biệt, người bệnh cần hạn chế dùng những món được chế biến từ gạo, nếp như: cơm, phở, bún, xôi, bánh mì, mì gói… hay khoai lang, khoai mì, khoai tây… Bởi lẽ, đây đều là những thực phẩm giàu tinh bột – thủ phạm có thể khiến đường huyết tăng vọt (2).

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt. Vì chúng có nhiều dạng đường khác nhau, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose làm thay đổi mức đường huyết (2).

Một số loại thực phẩm được liệt vào danh mục nên tránh tiêu thụ như: rượu, bia, bánh, kẹo, mứt, nước ngọt hay thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch (2).

2. Tôi nghe nói ăn quá nhiều trong một bữa rất dễ làm tăng lượng đường trong máu sau ăn, vậy có cách nào xác định được khẩu phần tối ưu để kiểm soát đường huyết hay không?

Để xác định lượng thức ăn phù hợp cho bữa chính, người bệnh có thể áp dụng nguyên tắc bàn tay Zimbabwe (3). Theo đó:

  • Với chất đạm, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng bằng kích cỡ của lòng bàn tay và độ dày bằng ngón tay út
  • Riêng nhóm đường, tinh bột và trái cây, người bệnh nên chọn khẩu phần bằng với kích thước 1 nắm tay (nếu là trái cây thì sẽ dùng ít hơn 1 nắm tay)
  • Lượng rau tiêu thụ nên đạt đến mức bạn có thể nắm giữ bằng cả 2 tay. Gợi ý là bạn nên tiêu thụ các loại rau lá xanh chứa thành phần carbohydrate thấp như cải bó xôi, rau cải…
  • Lượng chất béo tiêu thụ cần hạn chế trong phạm vi đầu ngón tay cái (tương đương với 1 thìa cà phê)

Ngoài bữa chính, người bệnh nên có thêm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Khoảng cách giữa mỗi bữa nên cách nhau khoảng 3 – 5 giờ. Điều này sẽ giữ mức đường huyết của bạn luôn ổn định. Thực phẩm cho bữa phụ nên là những loại ít calo, chẳng hạn như 1 cốc sữa, 1 – 2 quả chuối (cỡ nhỏ), 1 – 2 lát dưa hấu nhỏ…

3. Trong trường hợp đột xuất không thể dùng bữa chính, người bị đái tháo đường type 2 có thể uống sữa thay thế được không?

Hiện nay, có khá nhiều dòng sản phẩm sữa chuyên biệt dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Những loại này được thiết kế đặc biệt để bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn chính với ưu điểm là vừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Chính vì có quá nhiều loại khác nhau nên nguyên tắc khi chọn sữa là ưu tiên sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, được chứng nhận lâm sàng về hiệu quả. Ngoài việc giúp duy trì đường huyết, sữa còn giúp bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể, đẩy lùi những biến chứng của bệnh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất