Những điều bạn cần biết về mổ cườm nước • Hello Bacsi

Related Articles

Cườm nước là tên thường gọi của bệnh glôcôm, một số nơi còn gọi bệnh lý này với tên “thiên đầu thống”. Đây là một căn bệnh nguy hiểm dẫn đến mù lòa không hồi phục, đặc biệt là dạng glôcôm góc mở, thường diễn tiến một cách âm thầm và không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, nên người bệnh ít được phát hiện để điều trị. Do đó, bệnh còn được mệnh danh là “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”.

Mục tiêu của tất cả các phương pháp, kể cả nội khoa và phẫu thuật trong điều trị cườm nước là hạ nhãn áp xuống tới mức không gây thêm thương tổn cho dây thần kinh thị giác, duy trì thị lực và thị trường của mắt.

Khi nào người bệnh nên mổ cườm nước?

Khi nào người bệnh nên mổ cườm nước?

Bình thường, nếu việc sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp mà không giúp đạt được nhãn áp đích, người bệnh sẽ tiếp tục điều trị bằng laser mống mắt chu biên hoặc laser tạo hình vùng bè. Tuy nhiên, sau khi điều trị tích cực bằng các phương thức này mà nhãn áp vẫn không điều chỉnh thì phẫu thuật sẽ là phương án tiếp theo.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật là lựa chọn bắt buộc, ví dụ như bị glôcôm góc đóng cấp tính, glôcôm thứ phát sau phẫu thuật thể thủy tinh. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh không có đủ điều kiện điều trị bằng thuốc, không có điều kiện đi lại tái khám và theo dõi, không thể tuân thủ chế độ điều trị thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc cơ sở y tế địa phương không đủ điều kiện để thực hiện các bước điều trị, thì bác sĩ thường chỉ định làm phẫu thuật sớm.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật cườm nước, với mỗi ca bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ phù hợp với tình trạng bệnh lý. Những phương pháp điều trị laser và phẫu thuật phổ biến trong điều trị cườm nước gồm:

  • Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên bằng laser
  • Phẫu thuật tạo hình vùng bè bằng laser
  • Phẫu thuật tạo hình vùng bè bằng laser chọn lọc
  • Phẫu thuật tạo hình mống mắt
  • Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc
  • Phẫu thuật cắt củng mạc sâu
  • Phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng
  • Quang đông thể mi
  • Phẫu thuật lỗ dò kèm đặt ologen, áp 5FU, áp mitomycin

Lưu ý, sau khi điều trị laser, người bệnh vẫn cần tiếp tục dùng thuốc và theo dõi nhãn áp định kỳ. Kể cả khi đã mổ cườm nước thì tình trạng tăng nhãn áp vẫn có thể tái phát khiến bạn phải dùng thuốc hạ nhãn áp hoặc phẫu thuật bổ sung.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất