Những dấu hiệu thai yếu, cảnh báo biến chứng thai kỳ không nên bỏ qua

Related Articles

    Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo biến chứng thai kỳ không nên bỏ qua

    Sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi là những mối quan tâm lớn trong thai kỳ. Trên thực tế, hầu hết các vấn đề sức khỏe khi mang thai là phổ biến và đều ở mức độ nhẹ. Thế nhưng, một số trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi (mà các mẹ bầu hay gọi là dấu hiệu thai yếu) hoặc biến chứng thai kỳ thì mẹ phải thận trọng hơn và nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

    Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có những triệu chứng đặc trưng xảy ra theo từng giai đoạn mang thai. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, khiến mẹ bầu lo lắng thì cách tốt nhất là phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.

    Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo biến chứng thai kỳ phổ biến

    Thai nhi phát triển bình thường hay không là vấn đề mẹ bầu nào cũng quan tâm. Vì vậy, việc chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi (mà các mẹ bầu quen gọi là những dấu hiệu thai yếu), cảnh báo biến chứng thai kỳ để đi khám kịp thời là điều rất quan trọng. Sau đây là các dấu hiệu đáng “báo động” trong thai kỳ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bao gồm:

    • Chảy máu âm đạo
    • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc nhiều hơn bình thường
    • Đau bụng, đau lưng dữ dội và bất thường
    • Nôn mửa kéo dài, có thể nghiêm trọng vì không thể giữ nước trong cơ thể
    • Không thể ăn hay uống
    • Nhức đầu kéo dài và nghiêm trọng theo thời gian. Một số trường hợp mẹ bầu có thể bị đau nhức thái dương
    • Sốt trên 38 độ C, ớn lạnh, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu
    • Mẹ bị khó thở đột ngột hoặc cảm thấy khó thở dần theo thời gian
    • Sụt cân liên tục, có thể không rõ lý do
    • Mệt mỏi, yếu ớt đến mức không thể ngồi dậy rời khỏi giường
    • Đau tức ngực, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều
    • Chuột rút nghiêm trọng
    • Đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc tiểu gấp không kiểm soát

    Về cảm xúc, mẹ bầu có thể cảm thấy chán nản, lo lắng kéo dài hơn 2 tuần. Nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai, vấn đề này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, đối với những mẹ từng gặp sự cố như té ngã, va chạm mạnh hoặc bị bạo hành thì cũng cần lưu ý đến những các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi sau đó để đi khám và tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời.

    Những dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo biến chứng thai kỳ theo từng giai đoạn

    những dấu hiệu thai yếu

    Bên cạnh các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, biến chứng thai kỳ kể trên, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến một số triệu chứng đặc trưng theo từng giai đoạn:

    Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo nguy cơ sảy thai hoặc biến chứng trước tuần 20

    Một số dạng cơn đau trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Trong đó bao gồm:

    • Đau dai dẳng, dữ dội ở một bên bụng hoặc đau một bên đầu vai
    • Đau dữ dội hoặc chuột rút ở bụng dưới
    • Các biểu hiện của mang thai như ốm nghén, căng ngực… giảm đột ngột cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ.

    Các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, cảnh báo biến chứng thai kỳ thường xuất hiện sau tuần 20

    Khi thai nhi càng phát triển càng làm cho cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Tuy việc cảm thấy khó chịu khi mang thai là bình thường nhưng có một số triệu chứng không thể chủ quan. Mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra nếu có những dấu hiệu cảnh báo sự bất thường trong giai đoạn giữa nửa sau của thai kỳ, bao gồm:

    • Thay đổi tầm nhìn chẳng hạn như thị lực mờ, nhìn thấy tia sáng nhấp nháy. Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật
    • Sưng đột ngột, thậm chí là sưng nghiêm trọng ở bàn tay, ngón tay, bàn chân hoặc vùng mặt
    • Sưng đau cẳng chân
    • Cực kỳ ngứa da, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
    • Em bé giảm cử động hoặc cử động một cách bất thường
    • Các cơn co thắt tử cung xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn bình thường có thể mỗi 10 phút/ cơn, gây đau, kéo dài và không thuyên giảm bằng các biện pháp mẹ từng thực hiện trước đó; nếu điều này xảy ra trước 37 tuần, rất có thể mẹ đang có dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

    Tìm hiểu thêm Cử động thai nhi: phát hiện sớm dấu hiệu bất thường!

    Mẹ nên làm gì nếu có các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi, biến chứng thai kỳ? Tình trạng này có thể phòng ngừa không?

    những dấu hiệu thai yếu

    Trong trường hợp có những dấu hiệu thai yếu hoặc cảnh báo biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, thai ngoài tử cung… mẹ đừng nên chần chừ trong việc đến bệnh viện sản phụ khoa kiểm tra nhé! Bác sĩ có thể đề xuất mẹ thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi. Qua đó có thể đưa ra phương pháp điều trị nếu cần hoặc tư vấn cách dưỡng thai phù hợp.

    Những dấu hiệu thai yếu hoặc các triệu chứng bất thường trong thai kỳ cũng khiến nhiều mẹ lo lắng và thắc mắc liệu có thể phòng ngừa được hay không? Thông thường, các vấn đề thai yếu, nguy cơ sảy thai, thai lưu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, tiền sử bệnh, tiền sử mang thai và yếu tố di truyền, do đó, mà không có biện pháp nào giúp mẹ phòng ngừa các vấn đề này một cách tuyệt đối. Một số bệnh lý hay biến chứng thai kỳ như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… thì bên cạnh các nguyên nhân trên còn liên quan đến lối sống và chỉ một vài can thiệp hoặc dự phòng được chứng minh là có hiệu quả trên một số đối tượng cụ thể, cần được tầm soát, phân nhóm nguy cơ, phát hiện sớm thì mới có hiệu quả.

    Vì vậy, mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển các vấn đề gây rủi ro trong thai kỳ bằng cách đi khám thai đúng lịch. Đồng thời, mẹ hãy chủ động trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe khi bầu bí. Tìm hiểu thông tin để sớm nhận biết những dấu hiệu thai yếu, các triệu chứng bất thường trong thai kỳ cũng sẽ hữu ích trong việc giúp mẹ bầu phòng ngừa các rủi ro này.


    Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

    Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!


    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

    Bình Luận

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Advertismentspot_img

    Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất