Nhồi máu cơ tim thất phải nguy hiểm đến mức nào? • Hello Bacsi

Related Articles

Động mạch vành phải là nguồn nuôi dưỡng, cung cấp máu đến tâm thất phải. Tắc nghẽn một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành được cho là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim thất phải. Hoặc đôi khi, tâm thất phải có thể bị nhồi máu do ảnh hưởng của tình trạng tắc động mạch vành mũ trái.

Sự tắc nghẽn trong lòng động mạch thường là do tiến trình của xơ vữa động mạch. Các khối xơ vữa cấu tạo từ cholesterol, canxi,… tích tụ lại ở thành động mạch, theo thời gian có thể bị viêm và bong vỡ ra từng mảnh. Chính các mảnh vỡ này cùng với cục máu đông được kích hoạt hình thành trong quá trình bong tróc khối xơ vữa sẽ làm bít tắc và hẹp lòng mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của các chuyên viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong mỗi lần thăm khám.

Những cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải?

Chẩn đoán bệnh bắt đầu bằng việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Theo đó, các dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải là: Tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và tĩnh mạch cổ nổi rõ.

Lúc này, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng chẩn đoán chuyên sâu về tim mạch như sau:

  • Đo điện tâm đồ (ECG)
  • Siêu âm tim
  • Chụp động mạch vành
  • Thông tim
  • Cộng hưởng từ tim mạch (CMR)
  • Xạ hình cơ tim

Những phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim thất phải

Điều trị nội khoa

Nhồi máu cơ tim thất phải làm giảm công co bóp vào tuần hoàn phổi, gián tiếp làm giảm cung lượng tim toàn thể do giảm thể tích đổ đầy thất trái. Vì vậy, nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị hạ huyết áp toàn thân, trụy mạch và ngưng tim. Lúc này, mọi biện pháp làm tăng cung lượng tim và tái tưới máu là mục tiêu hàng đầu trong điều trị nhồi máu cơ tim thất phải.

Theo đó, truyền dịch là phương pháp đầu tiên được lựa chọn nhằm ổn định huyết áp. Trường hợp cung lượng tim không cải thiện sau khi truyền dịch, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc vận mạch nhằm làm tăng co bóp cơ tim. Trong đó, dobutamine là thuốc có hiệu quả được đánh giá cao, vừa giúp tăng cung lượng tim đồng thời có thể làm giảm áp lực lên thất trái.

Một vấn đề quan trọng cần lưu ý đó là không được dùng các thuốc giãn mạch (như nitrat, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi,…) và thuốc lợi tiểu để hỗ trợ giảm triệu chứng ở bệnh nhân có suy thất phải, bởi vì các thuốc này có thể càng làm cung lượng tim giảm nhiều hơn. Đây là điểm khác biệt đáng kể nhất trong điều trị nhồi máu cơ tim thất phải so với các dạng nhồi máu cơ tim khác.

Điều trị ngoại khoa

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất