Nhìn phân đoán bệnh: Bí quyết “chẩn bệnh” chính xác chỉ trong vài giây

Related Articles

Khi đã loại trừ những nguyên nhân ăn uống, hãy nhìn phân đoán bệnh từ màu sắc có phần ít gặp này. Cụ thể, đây rất có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng như vi khuẩn Salmonella, Giardia (một loại ký sinh trùng sống dưới nước) và norovirus. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý về tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng

Phân có màu vàng

Phân có màu vàng hoặc hơi xanh rất thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng, bệnh Celiac hoặc đơn giản chỉ là do căng thẳng hoặc lo lắng. Khi quá trình tiêu hóa diễn ra quá nhanh, phân sẽ không có thời gian để thành khuôn cũng như chuyển về màu nâu sẫm vốn có.

Phân có màu vàng cũng có thể do có quá nhiều chất béo trong phân, đặc biệt nếu phân trơn nhầy, mùi như trứng ung. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý về tuyến tụy hoặc các bệnh cản trở sự hấp thu chất béo, chẳng hạn nhiễm Giardia, một loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy, vàng da, sốt…

Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì cũng giống như tình trạng phân có màu xanh, phân có màu vàng cũng có thể là do bạn ăn nhiều các thực phẩm có màu vàng hoặc cam như cà rốt, nghệ, khoai lang…

Phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm

Bạn nên thận trọng khi nhìn phân đoán bệnh trong trường hợp này. Vì phân màu đỏ thường xuất phát từ những nguyên nhân đáng lo.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến các bệnh lý thì bạn hãy rà soát lại chế độ ăn. Bởi nếu ăn nhiều các thực phẩm có màu đỏ như cà chua, củ dền, xôi gấc, thanh long đỏ… thì rất có thể đây chính là “thủ phạm”.

Còn nếu chế độ ăn không có những thực phẩm kể trên thì phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm có thể là dấu hiệu chảy máu từ đường tiêu hóa của các bệnh lý:

  • Bệnh trĩ: Nếu máu không lẫn với phân, máu nhỏ giọt và đi cùng với các triệu chứng như ngứa hậu môn, đau rát hậu môn, sưng quanh hậu môn…
  • Nứt hậu môn: Có thể bị đau khi đi ngoài, ngứa hậu môn.…
  • Viêm ruột (IBD): Có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa và khiến phân có màu đỏ sẫm
  • Polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng: Có thể khiến phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, máu lẫn với phân, có thể kèm theo dịch mủ.

Nhìn phân đoán bệnh khi phân có màu đen

Phân có màu đen cũng có thể khiến nhiều người hoảng sợ. Thế nhưng, đôi khi, tình trạng này có thể chỉ là do ảnh hưởng của việc dùng thuốc. Pepto-Bismol là loại thuốc thường khiến phân có màu sẫm, ngoài ra còn có thể là do thuốc bổ sung sắt hoặc đơn giản là do bạn ăn nhiều quả việt quất. Phân thường thành khuôn và không có mùi khó chịu.

Tuy nhiên, nếu bạn không dùng thuốc mà phân có màu đen thì đây có thể dấu hiệu xuất huyết từ thực quản, dạ dày hoặc ruột non. Khi gặp phải tình trạng này, máu sẽ trộn lẫn với dịch tiêu hóa và khiến phân có màu đen. Phân thường sệt, màu đen bóng như hắc ín, nhầy dính, có mùi rất khó chịu.

Phân có màu xám, trắng hoặc bạc

Nguyên nhân khiến phân có màu trắng hoặc phân bạc màu có thể là do dùng một lượng lớn thuốc cầm tiêu chảy bismuth subsalicylate và các thuốc chống tiêu chảy khác. Ngoài lý do này thì phân có màu trắng còn có thể là do gan không tạo đủ mật hoặc ống mật có thể bị tắc nghẽn do sỏi hoặc khối u khiến mật không vào được ruột non.

Hiện tượng này cũng rất thường gặp ở những người bị viêm gan hoặc xơ gan, bệnh lý huyết học gây tán huyết. Nếu gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc phân có màu trắng thì bạn còn có thể có các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ngứa và vàng da, vàng mắt.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất