Nhiễm rubella khi mang thai – Những điều cần biết để giữ thai kỳ an toàn

Related Articles

Bệnh rubella hay còn có tên khác là bệnh sởi Đức – là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra có ảnh hưởng đến da và các hạch bạch huyết. Điểm đặc trưng là người bệnh thường có biểu hiện phát ban da hoặc sốt nhẹ.

Điều đáng nói là phụ nữ mang thai mắc rubella là nguyên nhân gây ra những dị tật ở trẻ sơ sinh như các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em … Hơn nữa, nếu nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những tai biến sản khoa như sảy thai, thai chết lưu rất nguy hiểm.

Bài viết này, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật những thông tin về nguyên nhân mẹ bầu nhiễm rubella khi mang thai, các biến chứng liên quan cùng những cách hữu hiệu để ngăn ngừa nhiễm virus. Đừng bỏ lỡ, bạn nhé!

Những biến chứng của việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai

biến chứng khi nhiễm rubella

Khi mẹ bầu bị nhiễm virus rubella trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Sảy thai (thai nhi mất trước 20 tuần)
  • Thai chết lưu trong tử cung (thai nhi mất sau 20 tuần)
  • Sinh non (trẻ thường được sinh trước tuần thai thứ 37)

Trường hợp virus từ mẹ truyền sang thai nhi được gọi là trẻ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). CRS có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực (đục thủy tinh thể), tim mạch, thính giác (điếc)… Đôi khi trẻ sơ sinh nhẹ cân, chậm tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ.

Mức độ trầm trọng của các dị tật trên sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tuổi thai nhiễm virus. Nguy cơ phát triển CRS ở trẻ cao hơn nếu mẹ mắc rubella trong 12 tuần đầu tiên và thấp hơn sau 20 tuần.

Trường hợp nào thai nhi sẽ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh?

Theo thống kê, việc người mẹ bị nhiễm vius rubella khi mang thai sớm bao nhiêu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao. Nguy cơ này rơi vào khoảng 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

  • Trường hợp nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi có đến 85% nguy cơ bị lây truyền virus. Hậu quả là trẻ có thể bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh với nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13 đến 20 tuần đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella và gặp phải tình trạng CRS sẽ thấp hơn.
  • Riêng nếu nhiễm rubella sau 20 tuần thai đầu tiên, có thể sẽ không có vấn đề nào xảy ra với thai nhi.

Từ những biến chứng trên cho thấy, việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai là điều không thể xem nhẹ. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần hiểu rõ hơn về căn nguyên và cách để sớm nhận diện những triệu chứng của bệnh này nhằm can thiệp y khoa kịp thời.

Đâu là con đường lây truyền của bệnh rubella?

Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới, thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Người mắc bệnh chính là nguồn mang mầm bệnh duy nhất. Theo đó, virus sẽ được lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Người khỏe mạnh nếu vô tình tiếp xúc với các giọt nước bọt ấy sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Đặc biệt là khi mang thai, cơ thể mẹ bầu lại dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm đi. Do đó, điều quan trọng cần làm là theo dõi các triệu chứng mắc phải nếu như khu vực xung quanh bạn sinh sống có người bị phát hiện nhiễm rubella.

Cách nhận biết bệnh rubella ở phụ nữ mang thai

triệu chứng của nhiễm rubella khi mang thai

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất