Nhiễm nhựa cây độc • Hello Bacsi

Related Articles

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm nhựa cây độc?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm độc nhựa cây nếu bạn là:

  • Nông dân;
  • Nhân viên kiểm lâm;
  • Người làm vườn;
  • Lính cứu hỏa;
  • Công nhân xây dựng;
  • Nhân viên lắp đặt cáp hoặc đường dây điện thoại.

Ngoài ra, nếu bạn đi cắm trại, câu cá hay đi du lịch vào vùng lạ, bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm độc nhựa cây.

Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu không không có các yếu tố nguy cơ. Những dấu hiệu này chỉ có tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến một bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm nhựa cây độc?

Thông thường, bạn không cần phải đi đến bác sĩ hoặc bệnh viện để được chẩn đoán vì phát ban này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách quan sát và làm xét nghiệm da.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm nhựa cây độc?

Cách chữa bệnh tốt nhất là tránh nhựa cây độc. Bạn cần tìm hiểu và xác định các loại cây có nhựa độc và tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Đeo găng tay, mặc áo dài tay và quần dài khi đi dã ngoại hoặc làm vườn sẽ ngăn chặn tiếp xúc với nhựa độc.

Thông thường, phát ban biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Nếu phát ban tiếp tục lan rộng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc corticosteroid (prednisone). Nếu phát ban hay chỗ phồng rộp bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Ngoài ra, kem chống ngứa da calamine và xà phòng có chứa bột yến mạch có thể làm dịu cảm giác bỏng rát do phồng rộp phát ban. Trong những trường hợp nặng, nếu phát ban lây lan ra mặt hoặc bộ phận sinh dục bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho bạn uống steroid để làm giảm triệu chứng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất