Nhận biết những sai lầm làm gia tăng biến chứng bệnh tiểu đường • Hello Bacsi

Related Articles

  • Hệ tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, nôn mửa…
  • Hệ tiết niệu, sinh dục: rối loạn cương dương, tiểu tiện không kiểm soát, nhiễm trùng đường tiểu…
  • Da: giảm khả năng tiết mồ hôi

5. Biến chứng nhiễm trùng

Hầu hết người bệnh đái tháo đường rất dễ gặp biến chứng nhiễm trùng do nồng độ glucose máu cao. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, dù chỉ là vết thương nhỏ trên da nhưng tổn thương cũng rất lâu phục hồi (7).

Hơn nữa, với bệnh đái tháo đường ngoài sự rối loạn chuyển hóa đường, người bệnh còn bị rối loạn lipid máu khiến cho các mạch máu bị xơ cứng, thu hẹp dẫn đến tình trạng máu không thể đến các vị trí xa tim. Do vậy, khi gặp tổn thương bất kỳ, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch không đủ để chống lại tác nhân gây bệnh nên nguy cơ mắc các vấn đề nhiễm trùng là rất cao (7).

Một số dạng nhiễm trùng mà người bệnh dễ gặp phải bao gồm: nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da – mô mềm, nhiễm trùng răng miệng… (7)

Những biến chứng vừa liệt kê thuộc nhóm biến chứng mạn tính, thường xuất hiện muộn sau một khoảng thời gian dài mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường type 2 còn có thể mắc phải những biến chứng cấp tính như: hạ đường huyết (dùng thuốc quá liều, kiêng khem, tập luyện quá sức…), hôn mê, nhiễm toan ceton (8).

Những sai lầm trong cách chăm sóc “góp phần” dẫn đến những biến chứng của bệnh tiểu đường

Dưới đây là những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết mà người bệnh tiểu đường type 2 thường gặp phải:

1. Bỏ bữa

Sai lầm trong cách chăm sóc người bệnh tiểu đường

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng nếu nhịn ăn thì lượng đường trong máu không thể gia tăng. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì việc nhịn ăn hay bỏ bữa không phải là thói quen tốt ngay cả với người bình thường. Hành động này còn có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng (9).

Với người mắc bệnh tiểu đường type 2, nếu bỏ bữa sẽ gặp phải một trong 2 tình huống là tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Cụ thể như sau (9):

  • Trường hợp tăng đường huyết quá mức: Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ buộc phải tìm kiếm một nguồn năng lượng khác thay cho thực phẩm, điển hình đó chính là glucose dự trữ ở gan. Lúc này, gan sẽ giải phóng đường mà không quan tâm đến việc đã có một lượng glucose đáng kể tồn tại trong máu và điều này sẽ dẫn đến tăng đường huyết quá mức.
  • Người bị đái tháo đường có sử dụng thuốc nhưng bỏ bữa có thể gặp phải vấn đề mất cân bằng lượng đường trong máu mà hệ quả dễ thấy nhất là hạ đường huyết quá mức.
  • Trường hợp bỏ bữa thường xuyên, người bệnh dễ rơi vào trạng thái thèm ăn, ăn nhiều hơn vào các bữa sau khiến cân nặng tăng vọt không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Do đó, bạn nên có nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều trong một bữa. Nếu không có thời gian cho việc dùng bữa, bạn hãy uống sữa để “chữa cháy”. Một số loại sữa công thức dành cho người tiểu đường hiện nay không chỉ cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, mà còn hỗ trợ cho việc điều trị. Có loại thậm chí còn mang lại hiệu quả kép, nghĩa là vừa kích thích cơ thể sản sinh insulin, vừa cải thiện độ nhạy với hormone này.

Khi chọn mua sữa, bạn nên ưu tiên chọn sữa được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết ≤ 55. Đây là chỉ số nằm trong phạm vi được Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) phê duyệt.

2. Kiểm tra đường huyết không đúng cách

Một trong những nguyên nhân dễ khiến người bệnh gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường là không thực hiện đúng các thao tác đo đường huyết. Điều này rất dễ khiến cho kết quả thu được bị sai lệch ảnh hưởng đến việc dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, luyện tập của bệnh nhân (10).

Hãy chắc chắn rằng bạn đã gắn que thử khớp với đầu máy đo và đảm bảo mã code trên hộp que thử đang dùng trùng khớp với mã máy thì kết quả mới chính xác. Trước khi tiến hành lấy máu đo, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc cồn 70 độ, sau đó lau khô bằng khăn sạch để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có thể gây nhiễu kết quả (10).

Bạn nên đo luân phiên các đầu ngón tay chứ không tập trung chủ yếu trên cùng một ngón. Lưu ý tránh tình trạng nắn bóp mạnh đầu ngón tay để lấy máu hoặc lấy máu khi đang cảm thấy đau nhức ở ngón tay (10).

3. Dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa thực sự hợp lý

Bạn nên biết rằng, vấn đề dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình điều trị. Bởi lẽ, mọi thực phẩm bạn tiêu thụ đều có thể làm thay đổi mức đường huyết. Chính vì điều này mà nhiều người mang tâm lý lo sợ, đâm ra kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe (11).

Thậm chí có người còn cắt giảm tinh bột, kiêng ăn đường, trái cây hoặc không sử dụng chất béo vì sợ tăng cân mà quên mất rằng bữa ăn của người bị đái tháo đường vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm: đường, đạm, béo, chất xơ. Để an tâm, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp nhằm ước lượng được khẩu phần ăn, cũng như cách lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với thể trạng của mình (11).

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất